Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong quá trình tìm đường cứu nước, tại sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản?

Ts trong quá trình tìm đường cứu nước , lãnh tu Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
32
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã chọn con đường cách mạng vô sản trong quá trình tìm đường cứu nước vì nhiều lý do:

1. **Tham khảo từ các phong trào cách mạng thế giới:** Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận và nghiên cứu lý thuyết Marx-Lenin trong bối cảnh các phong trào cách mạng ở châu Âu và châu Á. Ông nhận thấy rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản mới có thể giải phóng nhân dân khỏi áp bức thực dân và mang lại độc lập cho dân tộc.

2. **Hiểu biết sâu sắc về thực trạng đất nước:** Ông nhận thấy rằng Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đang phải chịu đựng sự bóc lột nặng nề. Phong trào yêu nước lúc bấy giờ chủ yếu tập trung vào các yêu cầu cải cách, nhưng không giải quyết triệt để vấn đề độc lập và tự do cho dân tộc.

3. **Sự liên kết của phong trào công nhân:** Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng cách mạng vô sản không chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp công nhân mà còn là cuộc đấu tranh cho toàn bộ nhân dân lao động. Ông tin tưởng rằng chỉ có sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân và nông dân, mới có thể tạo ra sức mạnh lớn đủ để chống lại thực dân.

4. **Kinh nghiệm lịch sử:** Các cuộc cách mạng thành công trên thế giới, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), đã mở ra một hướng đi mới. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng phương thức đấu tranh giai cấp với sự lãnh đạo của đảng cộng sản mới là chìa khóa cho thành công của cuộc cách mạng.

5. **Tiêu chí quốc tế và dân tộc:** Ông không chỉ nhắm đến mục tiêu độc lập dân tộc mà còn hướng tới giải phóng xã hội và xây dựng một chế độ xã hội công bằng hơn, điều này phù hợp với những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.

Những lý do này đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn con đường cách mạng vô sản, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
1
0
Ngọc
20/08 20:36:14
+5đ tặng
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản vì những lý do sâu sắc sau:

Thất vọng với các cuộc cách mạng tư sản:

Qua việc nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản ở Pháp và Mỹ, Người nhận thấy rằng những cuộc cách mạng này chỉ mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản, không giải quyết được vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc.
Các cuộc cách mạng tư sản không mang lại sự bình đẳng thực sự cho nhân dân lao động, mà chỉ thay thế một chế độ áp bức bằng một chế độ áp bức khác.
Thấy được sức mạnh của cách mạng vô sản:

Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho Nguyễn Ái Quốc những ấn tượng sâu sắc. Người nhận thấy rằng chỉ có cách mạng vô sản mới có thể giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột.
Cách mạng Nga đã thành công trong việc xây dựng một xã hội mới, công bằng và dân chủ, nơi con người được sống tự do và hạnh phúc.
Phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử:

Chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh và trở thành lực lượng cách mạng chủ yếu.
Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, cung cấp cho nhân dân lao động một lý tưởng đấu tranh giải phóng.
Giải quyết được vấn đề dân tộc và giai cấp:

Cách mạng vô sản không chỉ giải quyết vấn đề dân tộc mà còn giải quyết vấn đề giai cấp.
Cách mạng vô sản sẽ đưa đến một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó mọi người đều có cơ hội phát triển.
Tóm lại, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản là một quyết định sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc. Con đường này không chỉ phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử mà còn là con đường duy nhất có thể đưa dân tộc Việt Nam đến độc lập, tự do và hạnh phúc.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Trung Sơn
20/08 20:36:36
+4đ tặng
Những năm 20 của thế kỷ XX là những năm rất quan trọng
trong đời sống chính trị của đất nước, có thể gọi là những năm bản lề
trong lịch sử cận đại Việt Nam gắn chặt với tên tuổi của Nguyễn ái
Quốc”. Đây là thời kỳ đánh dấu sự tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn của Người cho dân tộc Việt Nam và bắt đầu hướng dân tộc Việt
Nam đi theo con đường đó - con đường cách mạng vô sản. Vậy tại sao
Nguyễn ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản trong quá
trình tìm đường cứu nước và nội dung của con đường cách mạng vô
sản (trong giai đoạn hoạt động 1920-1927) ra sao?
Nguyễn ái Quốc (1890-1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho
giàu truyền thống yêu nước, tại một vùng quê giàu tinh thần cách
mạng. ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của Người đã có từ rất
sớm.
Ngay từ khi còn rất trẻ, Nguyễn ái Quốc đã biết đến con đường
cứu nước theo ý thức hệ phong kiến, hay theo tư tưởng dân chủ tư sản
với hai khuynh hướng bạo động của Phan Bội Châu và ôn hoà của
Phan Châu Trinh, rồi sau này trên bước đường hoạt động đầy gian
khổ ở nước ngoài (1911-1919), Người đã tiếp xúc với nhiều con
đường, cách thức đấu tranh của các dân tộc thuộc địa khác hoặc của
ngay bản thân giai cấp công nhân, Đến năm 1920, Nguyễn ái Quốc
bắt đầu biết đến và tiếp xúc với con đường cách mạng vô sản qua “Sơ

Nho nhưng không bị ràng buộc bởi tư tưởng trung quân, kiên quyết
không lựa chọn con đường này vì nó không thể giải phóng dân tộc
Việt Nam.
Con đường cứu nước theo hệ ý thức tư sản cũng thể hiện sự bất lực
trước những nhiệm vụ lịch sử. Ngọn cờ tiên phong được “Duy tân
hội” phất lên đó là vào đầu thế kỷ XX với tư tưởng: phải duy tân,
không duy tân thì không quang phục được. Và chỉ có một con đường
duy tân sang Nhật học hỏi (Đông du) cũng chính là đi cầu viện. Điều
3
này không khác nào là “đuổi hùm cửa trước rước sói” cửa sau. Kết
quả là Phan Bội Châu nhận ra rằng: “đồng văn đồng chủng” không
bằng “đồng bệnh”, tư tưởng chủng tộc lùi bước trước tư tưởng dân
tộc. Trái ngược với đường lối của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
chủ trương cách mạng theo đường lối ôn hoà. Tư tưởng cốt lõi là “ỷ
Pháp cầu tiến bộ”, dựa vào Pháp mà đi lên. Song dù có bạo động hay
bất bạo động, dù theo đường lối của Phan Bội Châu hay Phan Châu
Trinh thì kết quả cuối cùng đều bị thực dân Pháp phá hoại, bắt giam
những người lãnh tụ hoặc tìm mọi cách ly khai họ ra khỏi phong trào
và lợi dụng tư tưởng của họ. Nhận thức được những sai lầm trong con
đường cứu nước của cả hai khuynh hướng trên, Nguyễn ái Quốc đã
không tham gia phong trào Đông du (1905) khi cụ Phan Bội Châu
muốn đưa ông và một số thanh niên sang Nhật.
Như vậy, dù rất kính trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng
Nguyễn Tất Thành không bằng lòng với đường đi nước bước của họ
và không muốn đi theo vết mòn lịch sử. Người không tán thành hoàn
toàn cách làm của một người nào vì Người thấy rõ những hệ tư tưởng
phong kiến hay tư sản mà họ dựa vào để chống thực dân Pháp đã trở
nên lỗi thời, yếu kém hơn rất nhiều so với sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản trong giai đoạn đó. Do đó Người không lựa chọn con đường
cứu nước của họ và tự quyết định con đường nên đi.

ủng hộ bằng thực tế chứ không bằng lời nói mọi phong trào giải
phóng ở thuộc địa, đòi hỏi phải trục xuất bọn đế quốc nước mình ra
khỏi các thuộc địa ấy, gây trong công nhân nước mình thái độ anh em
chân thành với nhân dân lao đọng các nước thuộc đại và các dân tộc
bị áp bức và tiến hành tuyên truyền có hệ thống trong quân đội nước
mình chống mọi sự áp bức các dân tộc thuộc địa”. Mặt khác, trong
Đại hội Quốc tế cộng sản và đại hội các dân tộc phương Đông đã đưa
ra khẩu hiệu về tư tưởng cách mạng quốc tế, về mối quan hệ chặt chẽ
5
giữ giai cấp vô sản phương tây và các dân tộc phương Đông bị áp
bức: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Như
vậy, con đường cách mạng vô sản ở các thuộc địa không bị cô lập,
luôn được ủng hộ, giúp sức.
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tiêu chuẩn cao nhất cho
sự lựa chọn và định hướng của Người là kiên quyết đứng về phía học
thuyết và tổ chức cách mạng nào thực sự quan tâm đến quyền lợi và
cuộc sống của các dân tộc bị áp bức, bênh vực, ủng hộ và chỉ ra con
đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Tiêu chuẩn hết sức thiết thực
đó đối với sự nghiệp giải phóng một nước thuộc địa lại phù hợp với
đường lối của cách mạng vô sản - là con đường cách mạng do giai cấp
vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị
của giai cấp tư sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa- và cuối cùng
người thanh niên yêu nước Việt Nam ấy quyết định chọn con đường
cách mạng vô sản cho dân tộc mình đi theo.
Mặt khác, con đường cách mạng vô sản đã có tiền lệ, đã trở
thành hiện thực ở nước Nga và để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
Chính con đường cách mạng vô sản đã đưa đến thắng lợi vang dội của
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở
nước Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng thế giới, thành quả
cách mạng đã đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên nắm

dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng được thể hiện khá
hoàn chỉnh qua những bài tham luận, báo cáo, tác phẩm, bài viết trên
báo chí, và đặc biệt nó được đúc rút, tổng kết sâu sắc nhất qua tác
phẩm “Đường cách mệnh”(1927). Nội dung con đường cách mạng
Việt Nam được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực
dân nhưng nguỵ trang bằng cái gọi là “khai hoá văn minh”. Chủ nghĩa
thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công
7
nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp, nguy hại
nhất của nhân dân các nứơc thuộc địa. Người đã khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc, kêu gọi
nhân dân các nước thuộc địa phải dựa vào lực lượng của bản thân
mình, phải tự mình đứng lên giải phóng cho mình. “Công cuộc giải
phóng anh em (ở các thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản thân anh em”
Thứ hai: Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách
mạng của thời đại - cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn
liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công
nhân. “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân
tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa
cộng sản và cách mạng thế giới. Vì vậy, phải tiến hành cách mạng
một cách triệt để”.
Thứ ba: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
cách mạng vô sản ở “chính quốc” có quan hệ khăng khít với nhau như
hai cái cánh của thời đại, luôn phải thực hiện khẩu hiệu của Lênin: vô
sản toàn thế giới liên hiệp lại. Điều đặc biệt quan trọng là Nguyễn ái
Quốc đã nêu rõ cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào mạng vô
sản ở “chính quốc” mà có tính chủ động, độc lập. Cách mạng thuộc
địa có thể thành công trước cách mạng ở “chính quốc” và góp phần

động mà không bày cách tổ chức hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại, mà
quên tính tự cường, hay các phương pháp ám sát, cải lương.
Cuối cùng là về công tác xây dựng Đảng: được đặt lên hàng
đầu. Cách mạng muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng,
“Đảng có vững cách mạng mới thành công Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn”. Chủ nghĩa đó chính là chủ nghĩa Mác-Lênin:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
9
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Đảng vững là nhờ ở chủ nghĩa, đồng thời còn ở phẩm chất chính trị
của mỗi Đảng viên, phải đẩy mạnh xây công tác xây dựng Đảng viên
cả về số lượng và chất lượng. Phẩm chất được đặc biệt nhấn mạnh
đối với mỗi Đảng viên phải là phải “giữ chủ nghĩa cho vững, hi sinh,
ít lòng ham muốn về vật chất ”.
Trên đây chính là lý do tại sao Nguyễn ái Quốc trong quá trình
đi tìm đường cứu nước lại chọn con đường cách mạng vô sản và nội
dung cơ bản của con đường cách mạng vô sản trong thời gian hoạt
động của Người từ 1920-1927. Nội dung con đường cách mạng vô sản
mà Người xây dựng được trong thời gian này đã trở thành tư tưởng
chỉ đạo, xuyên suốt con đường cách mạng Việt Nam sau này. Và thực
tế lịch sử cách mạng Việt Nam sau đó đã chứng minh cho sự lựa chon
đúng đắn và sáng suốt của Người. Đây không chỉ là con đường cách
mạng Việt Nam mà nó còn rất phù hợp với con đường cách mạng giải
phóng cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nói chung. Vì vậy, nó
được phong trào cách mạng một số nước thuộc địa và phụ thuộc học
tập và noi theo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo