TRƯỜNG LIÊN CẤP TIỂU HỌC & THCS
NGÔI SAO HÀ NỘI
Họ tên:
Lớp:
PHIẾU BÀI TẬP BỔ TRỢ KIẾN THỨC
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI (LỚP): 8
Số 03
ĐỀ BÀI
PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp. Cả bọn còn đang ngơ ngẩn, thì một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào, hổn hển: “Ai cứu tôi với! Cậu Trời. . .”
Một người chạy theo vào. Ấy là một gã trai trẻ, người tầm thước, mắt diều hâu, lông mày rậm, râu ria nhiều, nhưng cạo nhẵn, ăn mặc rất sang. Đi sau là một lũ gia nhân, thảy đều cầm dao, cầm gậy. Chỉ một bước, người trai trẻ đã nhảy tới, giậm chân lên mông người thiếu phụ, cười nói:
- Trói cổ nó đem về phủ cho ta.
Hơi rượu nồng nặc xông ra theo lời nói. Người thiếu phụ ấy cố kêu:
- Lạy Cậu Trời, con là gái có chồng.
Các quan chấm văn đã lui cả vào trong vườn, duy có Ngô Thị lang đứng đấy thấy thế quát:
- Quốc cữu không được vô lễ.
- À! Thị lang họ Ngô, lão hủ nho. Mày không biết quan Tham tụng tao đánh giữa đường còn câm miệng như hến, thứ mày đã đáng kể gì. - Người trai trẻ cười ngặt nghẽo.
Khí uất của Bảo Kim dâng lên tới cổ. Chàng bước lại, các bạn chàng theo sau, Bảo Kim quát:
- Loài súc sinh, quân vô liêm sỉ. Mau bước ra khỏi chốn này.
Người trai trẻ lại cười ha hả:
- A thằng nhãi con, muốn vuốt râu hùm. Quân bay đâu, đánh chết chúng nó đi cho tao, tội vạ đâu tao chịu.
Những tiếng dạ ran, bọn gia nhân xông vào đập bọn Bảo Kim túi bụi. Quỳnh Hoa vội chạy ra. Người trai trẻ bỗng lùi lại, bị thôi miên bởi vẻ đẹp thanh kỳ. Một tên theo hầu nói:
- Thưa cậu, đấy là Quận chúa Quỳnh Hoa.
Người trai trẻ ngạc nhiên:
- Quỳnh Hoa Quận chúa. Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật[1].
Nhưng Quỳnh Hoa đã chạy ra, cất tiếng oanh phán:
- Cậu không biết đây là chốn nào sao? Ra ngay kẻo phụ vương đến bây giờ.
- Quận chúa đừng dọa ta, Chúa thượng đến cũng thế mà thôi.
Quỳnh Hoa giận sôi lên. Người trai trẻ vẫn nhìn nàng chòng chọc, mắt say sưa. Nàng bỗng rú lên, một tên gia nhân bổ giữa đầu Đỗ Tuấn Giao một tay thước, chàng ngã lăn xuống. Quỳnh Hoa lúng túng không biết xử trí ra sao. Cuộc hỗn chiến mỗi lúc một dữ dội. Bọn gia nhân giẫm cả lên người thiếu phụ một cách tàn nhẫn. Xem chừng thì bọn ấy thắng thế, và một nửa văn nhân đã ôm đầu chạy trốn. Vừa lúc ấy, một người thanh niên đi vào, ăn vận lối võ quan, mép để ria, mình đeo gươm, trông có vẻ ngang tàng hào mại. Người ấy nói lớn:
- Xin Quận chúa yên tâm, tiểu tướng xin giúp một tay.
Nói xong, thản nhiên xông lại chỗ đánh nhau. . . Chỉ nháy mắt, chàng đã vít cổ người trai trẻ dúi xuống, và quát to bảo bọn gia nhân:
- Lũ kia, muốn sống thì buông tay ra, không thì tao giết chết chủ chúng bay.
- Trời ơi! Đau quá. Thôi đừng đánh nhau nữa chúng bay. – Người trai trẻ kêu lên.
[…] Chàng kéo người trai trẻ đứng dậy:
- Anh dẫn bọn côn đồ bước ngay khỏi hội, nghe chưa? Còn lẩn quất ở chốn này thì đừng trách ta là ác nghiệt.
Người trai trẻ cực chẳng đã, lủi thủi dẫn bọn gia nhân đi, thỉnh thoảng còn quay lại nhìn Nguyễn Mại một cách dữ dội và nham hiểm.
[…] Buổi dạ hội cũng vì câu chuyện "Cậu Trời" mà mất vui. Người về đã vợi đi, trăng cũng nhạt, và cảnh hồ buồn tênh.
[…] Bảo Kim như kẻ mất hồn. Lúc ở hội Quần Anh ra, chàng còn ngập ngừng chưa muốn bước. Cảm tình chan chứa, chàng thảo trên một dải lụa ba bài tứ tuyệt đem buộc vào cành liễu rồi mới rảo bước theo anh em. Nguyễn Mại nói:
- Bảo Kim thực là nòi tình. Bốn năm chinh chiến, tôi thấy lòng dục nguội như băng. Hiện chỉ có một hoài bão là phụng thờ Tổ quốc, đem lại nền thống nhất cho nhà Nam.
Bảo Kim đáp:
- Anh mới là chân nam tử. Bỏ văn theo võ, không ngờ anh đã trở nên một tướng tài. Trận đánh ở Phú Xuân, mưu mẹo đã cao, uy dũng lại thừa, chấn động cả miền Nam, làm rực rỡ cả Bắc Hà. Hoàng Quận công cực lực tán dương anh và Chúa thượng gọi anh là hổ tướng.
Nguyễn Mại gạt đi:
- Bỏ chuyện ấy đấy, chưa phải lúc nói. Các chú cho tôi biết cái thằng lúc nãy là ai? […] Thằng ấy là ai mà nó hoành hành thế? Mà xem ý dân sợ nó như cọp, cả Ngô Thị lang, cả Quỳnh Hoa Quận chúa?
Trần Thành nói:
- Nó là Đặng Lân, em Đặng Tuyên phi. Từ ngày đức Tĩnh Vương sủng ái Tuyên phi, việc triều chính mỗi ngày một nát. Tuyên phi quả là một trang khuynh thành khuynh quốc. Tĩnh Vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà làm toàn những điều bất chính; bao nhiêu lời can gián đều vô hiệu cả. Việc gì cũng nghe Tuyên phi: Chúa là người hiếu hạnh thế mà bênh Tuyên phi đến cưỡng cả lời khuyên của Thái phi. Thậm chí Chúa biết Đặng Lân là tên vô lại mà cũng sắc phong là Quốc cữu, cho lập phủ đệ như một vị thế tử. Tên Lân ăn tiêu xa xỉ hơn một ông hoàng. Nó muốn gì cũng được, ngang ngược thế nào, ai cũng phải chịu. […] Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay, Chúa thét đem chém, nhưng Tuyên phi khóc lóc xin cho, Chúa tha bổng. Từ đấy nó càng ngỗ nghịch, tự xưng là "Cậu Trời", không còn biết kiêng nể là gì nữa.
- Nếu thế thì gọi là loạn còn gì? - Nguyễn Mại lắc đầu nói.
- Những người bị nó làm nhục như bà ấm sinh lúc nãy không biết bao nhiêu mà kể, nhiều người thất tiết tự tử cho tròn giá sạch, còn thì chỉ biết ôm giận cho qua đời, chứ biết kêu đâu? Vì thế mỗi khi nó đi đâu người ta chạy tán loạn, sợ hơn sợ thiên tai, nhà nào nhà ấy đóng cửa im lìm. Vô phúc bị nó phá thì đành giương mắt ra mà nhìn. Có ông phủ Dương Chính Doãn luận tội nó, nó đem bọn côn đồ đến giết cả nhà. - Bảo Kim đáp.
Nguyễn Mại giậm chân:
- Thế thì còn ra thể thống gì nữa. Biết trước thì lúc nãy tôi đem giết nó đi cho dân thoát nạn. Nhưng sao nó lại nhũn với tôi thế?
Lưu Sĩ Trực đáp:
- Nó nham hiểm và hèn lắm. Thấy ai vào tay sừng sỏ thì nó lủi đi như con rắn để cắn trộm lúc khác; những khi ấy thì nó lại càng nguy hiểm.
Nguyễn Mại cười nói:
- Các chú cứ nhút nhát thế thì còn làm gì được. Tôi quyết trừ hại cho nhân dân.
(Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng, NXB Kim Đồng, 2010)
Câu 1 (1,5 điểm). Đọc lời nói của nhân vật Trần Thành và cho biết:
a. Đoạn trích cho thấy Tĩnh Vương Trịnh Sâm là người như thế nào?
b. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật Đặng Lân và chúa Trịnh Sâm? Câu 2 (2,0 điểm). Tìm các chi tiết miêu tả về ngoại hình, lời nói, hành động của nhân vật Nguyễn Mại. Những chi tiết đó cho thấy nhân vật Nguyễn Mại là người như thế nào?
PHẦN VIẾT (5,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Đặng Lân được khắc họa trong trích đoạn trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối để liên kết (gạch chân, chú thích rõ).
[1] vưu vật: người ưu tú, vật quý lạ (thường chỉ gái đẹp tuyệt sắc)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
a. Đoạn trích cho thấy Tĩnh Vương Trịnh Sâm là người như thế nào?
Đoạn trích cho thấy Tĩnh Vương Trịnh Sâm là một người thiếu quyết đoán và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình cảm cá nhân. Ông đã vì yêu thích Tuyên phi mà bỏ qua ý kiến của các quan, dẫn đến việc triều chính hỗn loạn. Ông thậm chí còn cưng chiều Đặng Lân, một kẻ ngang ngược, làm cho Đặng Lân có quyền lực lớn và hành xử tồi tệ.
b. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật Đặng Lân và chúa Trịnh Sâm?
Tác giả thể hiện thái độ châm biếm và phê phán đối với Đặng Lân và chúa Trịnh Sâm. Đặng Lân được miêu tả là một nhân vật hống hách, vô lương tâm, không tôn trọng luật lệ và gây ra sự bất công, khổ sở cho nhiều người. Chúa Trịnh Sâm bị chỉ trích vì sự yếu đuối và không có khả năng quản lý triều chính, để cho Tuyên phi và Đặng Lân lộng hành, dẫn đến sự hỗn loạn trong xã hội.
Câu 2:
Các chi tiết miêu tả về ngoại hình, lời nói, hành động của nhân vật Nguyễn Mại:
Những chi tiết này cho thấy Nguyễn Mại là một người dũng cảm, quyết đoán, và sẵn sàng đứng ra bảo vệ lẽ phải và trật tự xã hội. Chàng có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại đối đầu với những kẻ cường quyền để giúp đỡ người khác và bảo vệ công lý.
PHẦN VIẾT:
Nhân vật Đặng Lân trong trích đoạn “Đêm hội Long Trì” của Nguyễn Huy Tưởng được khắc họa với nhiều nét đặc sắc và đáng lên án. Đặng Lân là một kẻ hống hách và vô lương tâm, biểu hiện rõ qua hành động và lời nói của hắn. Hắn không chỉ tỏ ra kiêu ngạo mà còn hành xử tàn nhẫn, lạm dụng quyền lực để bắt nạt người khác. Hắn coi thường pháp luật và xã hội, thể hiện sự hống hách và thiếu tôn trọng đối với người dân và những người có quyền lực khác. Hơn nữa, việc Đặng Lân tự xưng là “Cậu Trời” cho thấy hắn có lòng tự mãn và ngạo mạn, tin rằng hắn có thể làm mọi thứ mà không phải chịu trách nhiệm. Mặc dù Đặng Lân có vẻ ngoài sang trọng và quyền lực, nhưng nội tâm hắn lại đầy sự tàn ác và hèn hạ. Sự sỉ nhục mà hắn gây ra cho người khác, cùng với sự loạn lạc trong xã hội do hắn gây ra, chứng tỏ sự suy đồi của xã hội dưới sự ảnh hưởng của hắn. Điều này phản ánh sự mất trật tự và sự tồi tệ trong triều đình, nơi mà các kẻ có quyền lực lạm dụng quyền lực của mình. Do đó, Đặng Lân không chỉ là hình mẫu của kẻ xấu xa trong xã hội mà còn là kết quả của sự yếu kém trong quản lý và lãnh đạo của triều đình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |