1, Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát giá trị của tác phẩm: một câu chuyện ấm áp về sự đồng cảm, thấu hiểu với hoàn cảnh sống của những đứa trẻ.
- Đó là hình ảnh một bé Em với những phẩm chất cao quý và giàu tình thương người.
2, Thân bài.
- Tóm tắt nội dung tác phẩm qua đó nêu bật chủ đề của truyện ngắn Áo Tết.
- Phân tích đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật Bé Em:
+ bé Em được ba mẹ mua cho 4 bộ quần áo để đi chơi Tết, dự định sẽ mỗi ngày diện một bộ. Bé rất vui, muốn đi khoe với người bạn thân nhất của mình. Bé Em hiện ra trước mắt khán giả là con của một gia đình khá giả, được bố mẹ chiều chuộng. Trái ngược với bé Em, bé Bích lại sinh ra trong gia cảnh khó khăn, tuy còn nhỏ nhưng phải phụ cha mẹ kiếm tiền. Áo Tết của nó chẳng có nhiều, cũng chẳng xinh đẹp như bé Em.
+ Bé Em là một cô bé có mắt nhìn và vô cùng tinh tế. Cô bé hiểu được rằng, nếu mình khoe ra những chiếc váy sẽ khiến bạn thân của mình bị tổn thương. Vậy nên, em nén lại niềm yêu thích không mặc những bộ váy xinh xắn của mình, mặc một chiếc áo giống bạn. Bé hiểu được phải làm thế nào để bạn mình bớt tủi thân và tình bạn được bền lâu hơn. Bé cũng có suy nghĩ: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.” Đối với sự hiểu chuyện đó, bạn thân cũng hiểu và luôn yêu quý cô bé.
- Đặc sắc về nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện, cài cắm những chi tiết nghệ thuật đắt giá, người kể chuyện ngôi thứ ba, đôi khi người kể chuyện hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tình cảm.
- Dùng những lý lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ những nhận định về tác phẩm.
3, Kết bài.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm.
- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả