Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Do ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?

Câu 1: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? do ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?

Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng (03/02/1930, trong Chính cương vắn tắt, sau đó là Luận cương Chính trị (tháng 10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ (xích đỏ) trong phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Những năm 1940-1945, hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ (Trung Kỳ), đội Du kích Pắc Bó (Cao Bằng), Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.

Để tiếp tục xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa, tháng 12 năm 1944, Lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm lãnh đạo. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội, đồng chí Hoàng Sâm được giao làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được nhấn mạnh trong Chỉ thị là: “1. Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực… 2. Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung… Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.

Thực hiện Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”. Ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng giòn giã liền hai trận: Phai Khắt (ngày 25/12) và Nà Ngần (26/12), mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đánh dấu sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam - một tổ chức quân sự mới của dân tộc Việt Nam. Kể từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh, quân đội ta phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm nòng cốt trong đấu tranh vũ trang của toàn dân, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Câu 2: Khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và những chiến công nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay?

Để đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trên cả nước (hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác), thành lập Việt Nam giải phóng quân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (năm 1946), đến năm 1950 được đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 năm 1944 được lấy làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Thời cơ để nhân dân Việt Nam vùng dậy giành tự do, độc lập đã đến. Sau khi phân tích tình hình, Trung ương Đảng quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Quân đội ta làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.

Trong năm đầu xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân, quân đội ta vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, cùng toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp (1946 - 1947); đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch (1948 - 1952); giành thắng lợi trong chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954-1960); chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1972) của đế quốc Mỹ; tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng sang một giai đoạn mới; cùng toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia.

Bước vào thời kỳ đổi mới, trước những thay đổi phức tạp của tình hình trong nước, quốc tế, phát huy truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Thật sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, có những đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước trong gần 40 năm đổi mới. Quân đội đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn cả nước. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, xây dựng lòng tin chiến lược, thúc đẩy xu thế hòa bình hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình tình hình mới.

Bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” được tôi luyện qua hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi tỏa sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là:

Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng; gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

Trong 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, cùng toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Câu 4: Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta chiến đấu vì mục tiêu lý, tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và lợi ích của dân tộc, của nhân dân: Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngoài mục tiêu, lý tưởng đó, quân đội ta không có mục tiêu, lý tưởng nào khác. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh sâu sắc, tập trung nhất bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội ta; khác về bản chất so với mục tiêu chiến đấu của quân đội tư sản là nhằm thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại phản động của giai cấp bóc lột, chống lại nhân dân lao động trong nước và xâm lược, nô dịch các dân tộc khác.

Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội được cụ thể hóa thành nhiệm vụ chính trị của Quân đội trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng; là định hướng chính trị cho nhận thức và hành động, đồng thời là động lực thúc đẩy mọi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện, xây dựng ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau: Kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tích cực, chủ động đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch phủ nhận mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta.

Quân đội ta có ba chức năng cơ bản: Một là, chức năng đội quân chiến đấu - là chức năng cơ bản, chủ yếu, phản ánh bản chất cách mạng, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta, đồng thời là chức năng nổi trội phản ánh tính chất hoạt động quân sự. Hai là, chức năng đội quân công tác - là chức năng cơ bản, quan trọng thuộc về bản chất, truyền thống của Quân đội ta. Ba là, chức năng đội quân lao động sản xuất - là chức năng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, thuộc về bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, vừa chiến đấu vừa sản xuất góp phần nâng cao đời sống bộ đội.

Hiện nay, quân đội ta có 5 nhiệm vụ cơ bản: Một là, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Hai là, huấn luyện, xây dựng Quân đội, đơn vị vững mạnh toàn diện. Ba là, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống bộ đội. Bốn là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Năm là, củng cố, xây dựng và phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị với nhân dân và quân đội các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Câu 5: Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới?

Xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã xác định phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ. Đến Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) xác định phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (1/2021) xác định phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025 cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Từng bước hình thành Quân chủng Lục quân; đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, đối phó với chiến tranh công nghệ cao. Trên cơ sở tiềm lực, điều kiện của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại cả về tổ chức, biên chế; không ngừng nâng cao trình độ quân sự, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị kỹ thuật và công tác bảo đảm.

Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu; hoàn thiện phương thức, cơ chế, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội. Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Điều chỉnh tổ chức biên chế Quân đội phù hợp với nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; ưu tiên bảo đảm đủ quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới, biển, đảo. Tổ chức quy hoạch, sắp xếp hệ thống các học viện, nhà trường theo hướng rút gọn đầu mối; đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực tiễn, sẵn sàng chiến đấu.

Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại là một thể hoàn chỉnh, thống nhất; trong đó, các nội dung có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện phải tiến hành đồng thời, không được xem nhẹ bất cứ nội dung nào và phải căn cứ vào tình hình, khả năng, tính cấp thiết của mỗi nội dung để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Câu 6: Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay như thế nào?

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019: Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Cụ thể:

1. Lục quân bao gồm 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4); 6 binh chủng (Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học).

2. Quân chủng Phòng không - Không quân: Thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không quốc gia và không quân; là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân và tham gia bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

3. Quân chủng Hải quân: Thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển...

4. Bộ đội Biên phòng: Thành lập ngày 03 tháng 3 năm 1959, Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.

5. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng: Thành lập ngày 15 tháng 8 năm 2017, là lực lượng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.

6. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam: Thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2014, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam) là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

7. Bộ đội địa phương: Thành lập ngày 07 tháng 4 năm 1949, Bộ đội địa phương là lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã; là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến; phối hợp cùng Dân quân tự vệ, Công an nhân dân trong tác chiến và bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình.

8. Lực lượng dự bị động viên: Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam; là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân; sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực khi có yêu cầu; đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

9. Các học viện, nhà trường: Quân đội nhân dân Việt Nam có hệ thống nhà trường hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật cho Quân đội; đào tạo sau đại học, nhân viên kỹ thuật dân sự. Các học viện, nhà trường đồng thời là cơ sở nghiên cứu khoa học trong Quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng; đào tạo và đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

10. Các viện nghiên cứu: Viện Chiến lược quốc phòng; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự; Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng.

11. Các đơn vị kinh tế - quốc phòng: Là lực lượng đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời là lực lượng chủ yếu ở những khu vực khó khăn nhất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo thế trận quốc phòng vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc.

Câu 7: Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Nền quốc phòng toàn dân là sự cụ thể hoá chính sách quốc phòng của Việt Nam, thể hiện ở cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngành, các cấp và của toàn dân theo một ý định, chiến lược thống nhất, nhằm tạo ra sức mạnh hiện thực để bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị - tinh thần; phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22 tháng 12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

 Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân: Là ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Đồng chí (anh, chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng được quy định trong Luật Quốc phòng năm 2018?

Điều 5, Luật Quốc phòng 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 6, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.

3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.

4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Câu 9: Đồng chí (anh, chị) hãy khái quát những điểm mới nổi bật trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015?

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (số 78/2015/QH13), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật gồm 09 Chương, 61 Điều. có những điểm mới nổi bật sau:

1. Các hành vi bị nghiêm cấm: Điều 10, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015  quy định: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái qui định về nghĩa vụ quân sự; sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái qui định của pháp luật; xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

2. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh nhân mãn tính theo qui định của pháp luật.

4. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

5. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Hàng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

6. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo qui định của Pháp luật; đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính qui thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính qui thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

7. Miễn gọi nhập ngũ với những công dân sau đây: Con liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai; một con của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo qui định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

8. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng; công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
395
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Câu 1:
**Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.**
Đồng chí Hoàng Sâm được giao làm Đội trưởng và đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên đầu tiên.
**Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự, thể hiện qua nguyên tắc tập trung lực lượng, chọn lọc những người kiên quyết và hăng hái nhất, cùng với vận dụng chiến thuật du kích, bí mật và nhanh chóng trong chiến đấu.**

---

### Câu 2:
**Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam:**
- **1944 - 1945:** Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tham gia tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, góp phần thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- **Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954):** Tiến hành toàn quốc kháng chiến, nổi bật với chiến thắng Điện Biên Phủ.
- **Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975):** Đánh bại nhiều chiến lược quân sự của Mỹ, tiến hành tổng tiến công mùa xuân năm 1975, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.
- **Bảo vệ Tổ quốc (1975 - nay):** Tham gia giúp đỡ Campuchia, bảo vệ biên giới, và xây dựng quân đội vững mạnh, hiện đại.

---

### Câu 3:
**Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam:**
- **Trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân.**
- **Quân đội đã thể hiện được tính chất cách mạng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược trong nhiều giai đoạn lịch sử.**
- **Một số hình ảnh tiêu biểu: Điện Biên Phủ, Tổng tiến công Mùa Xuân 1975.**

---

### Câu 4:
**Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:**
- **Mục tiêu: Bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì hạnh phúc của nhân dân.**
- **Chức năng:**
1. **Đội quân chiến đấu.**
2. **Đội quân công tác.**
3. **Đội quân lao động sản xuất.**
- **Nhiệm vụ: Sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, lao động sản xuất, tuyên truyền, xây dựng quan hệ quốc tế.**

---

### Câu 5:
**Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới:**
- **Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.**
- **Tập trung nâng cao năng lực chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức quân đội.**
- **Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.**

---

### Câu 6:
**Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay:**
- **Lực lượng vũ trang bao gồm: Lục quân, Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ đội Biên phòng, các quân khu, quân đoàn, binh chủng, và lực lượng dự bị động viên.**
- **Các đơn vị bảo đảm hậu cần, học viện, trường quân đội và viện nghiên cứu.**

---

### Câu 7:
**Ngày hội Quốc phòng toàn dân:**
- **Ngày 22 tháng 12 hàng năm được quyết định là Ngày hội Quốc phòng toàn dân từ Chỉ thị số 381-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 1989.**
- **Ý nghĩa: Diễn ra nhằm tôn vinh truyền thống bảo vệ Tổ quốc và thể hiện quyết tâm của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.**

---

### Câu 8:
**Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng:**
- **Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ, quyền của công dân; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia lực lượng Dân quân tự vệ...**
- **Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm chống phá Tổ quốc, thành lập tổ chức vũ trang trái phép, và phân biệt đối xử về giới.**

---

### Câu 9:
**Điểm mới nổi bật trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:**
- **Quy định cụ thể về hành vi bị nghiêm cấm, đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng và một số sửa đổi về quyền lợi của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự.**
0
0
+5đ tặng
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×