Truyện ngắn “một cơn giận” của Thạch Lam được xây dựng bằng nghệ thuật kể chuyện hết sức đặc sắc, tinh tế mô tả chân thực cuộc sống của nhân vật trong truyện. Tác phẩm có tính triết lý cao nhờ đó giúp người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của sự thay đổi. Câu chuyện được tác giả dựng lên để nói về một tình huống đời thường, với cốt truyện đơn giản xoay quanh việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư và nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của cơn giận vô cớ. Chính cái cơn giận ấy đã trở thành kỷ niệm buồn theo đuổi anh mãi đến tận bây giờ. Cả tác phẩm chỉ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng Thanh, anh đã bị cuốn vào cơn giận mà không suy nghĩ trước hậu quả từ hành động của mình. Qua đây, là lời nhắn gửi đến ta rằng phải biết kiểm soát cảm xúc của mình và suy nghĩ trước khi hành động. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất vừa kể lại câu chuyện vừa trực tiếp tham gia vào mối quan hệ giữa các nhân vật. Qua đó giúp cho câu chuyện được khắc họa một cách chân thực, giúp nhà văn dễ dàng miêu tả diễn biến tâm trạng qua nhân vật “tôi”. Đồng thời cũng là lời nhân vật tự đánh giá đến hậu quả của việc mất kiểm soát của bản thân. “Một cơn giận” là một truyện ngắn để lại cho ta bài học vô cùng quý giá về cuộc sống. Chỉ vì một phút nóng giận đã khiến cho anh phu xe tan nhà nát cửa, nhưng khi hồi tỉnh nhân vật Thanh đã biết hối lỗi mà đến nhà nạn nhân để chuộc lại lỗi lầm của mình qua đó cũng phần nào ca ngợi bản tính lương thiện của con người.