Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách làm một bài văn biểu cảm

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
271
0
0
doan man
27/12/2018 10:54:23
Cách làm một bài văn biểu cảm
a) Yêu cầu chung
- Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực;
- Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao?
- Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào?
b) Các bước làm một bài văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm;
- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.
Bước 2: Lập dàn bài
- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;
- Sắp xếp các ý trong từng phần.
Bước 3: Viết thành văn
- Lựa chọn giọng văn;
- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;
- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.
Bước 4: Kiểm tra lại bài viết
- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;
- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
- Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/12/2018 16:17:45
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hóa linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×