Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ý nghĩa của các đầu mối giao thông Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
HƯỚNG DẪN
- Hà Nội
+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.
+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.
- Đà Nẵng
+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.
- TP. Hồ Chí Minh
+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |