Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 8

Mn giúp mk với mk cần rất gấp
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
940
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:09:07
Câu 1
Cách mạng tư sản: là cuộc CM do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại giai cấp phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển và thiết lập hình thái nhà nước của tư sản. Động lực của CM là quần chúng nhân dân nhưng sau đó thành quả CM lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự thay thế hình thái TBCN với hình thái PK chỉ là sự thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.
- Các cuộc cách mạng tiêu biểu và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển lịch sử thế giới
Cách mạng Hà Lan(tháng 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. KQ: lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
Cách mạng TS Anh:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783). Kq: giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì
Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794). Kq: lật đổ chế độ pk, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triể cách mạng Hà Lan:
-là cuộc ctranh gpdt, đồng thời là cuộc CMTS đầu tiên trên TG, mở đầu thời đại mới-thời cận đại-với sự thắng lợi của chủ nghĩa TB với cđộ pk
-động lực chủ yếu của CM là qcnd
giai cấp TS là lực lượng lãnh đạo
-chính quyền thuộc về tay gcTS liên kết với quý tộc
-tuy mới chỉ gp đc các tỉnh miền Bắc, còn duy tuy nhiều tàn tích pk, nhưng 1 quốc gia độc lập đã ra đời và phát triển theo con đường TBCN
CMTS Anh
-xóa bỏ cđộ qccc ở nc Anh
-xác lập CNTB
-có ý nghĩa to lớn với sự phát triển loài người trong buổi đầu chuyển từ cđộ pk sang cđộ TBn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:18:11
Câu 2
Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.
Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.
Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:38:46
Câu 3
Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Diễn biến:
Thế chiến thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkans: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
Chiến tranh thế giới có thể chia làm hai giai đoạn :
- Giai đoạn đầu 1914-1916, nói chung ưu thế thuộc về phe Đức-Áo .
- Trong giai đoạn thứ hai 1917-1918, ưu thế chuyển sang phe Hiệp ước.
Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
- Chiến tranh gây ra hậu quả nghiêm trọng
+ Về người : Người chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.
+ Về tài sản :phá hoại tài sản nhân loại đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được.
+ Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác.
+ Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.
+Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
+ Ảnh hưởng lớn tới an ninh, mối quan hệ giữa 2 bên
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:49:49
câu 4
Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ
Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 - 1842. thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.
Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc :
- Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.
- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
- Pháp thôn tính vùng Vân Nam.
- Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
* Đường tam dân của Tôn Trung Sơn
Chủ nghĩa tam dân bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Trong đó, dân tộc độc lập có ý nghĩa rằng các dân tộc trên đất nước Trung Hoa không bị thế lực ngoại lai xâm chiếm. Tôn Dật Tiên cho rằng, để thực hiện được điều này, người Trung Hoa phải hình thành một tinh thần Trung Hoa, không phân biệt dân tộc riêng lẻ. Năm tộc lớn là người Hán, người Mông Cổ, người Tây Tạng, người Mãn Châu, và người Duy Ngô Nhĩ phải đồng lòng, và sử dụng một lá cờ gồm có 5 màu (lá cờ cộng hòa của Trung Quốc sử dụng trong giai đoạn 1911-1928).
Dân quyền tự do chính là một “chính quyền của dân”. Người dân có bốn quyền lợi chính trị căn bản: tuyển cử , bãi miễn , sáng chế, và phức quyết . Nó tương ứng với quyền công dân ở phương Tây. Đối với Tôn Dật Tiên, điều này có thể hiện thực hóa bằng một chính phủ có hiến pháp, giống như chính phủ Mỹ quốc. Chính phủ “ngũ quyền phân lập” so với “tam quyền phân lập” ở phương Tây. Nó được thể hiện ở 5 viện chịu trách nhiệm: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát và thẩm tra.
Dân sinh hạnh phúc có hàm ý về phúc lợi xã hội. Ý tưởng này của Tôn Dật Tiên được ảnh hưởng bởi nhà tư tưởng Henry George, chủ yếu tập trung vào phương pháp cải cách thuế. Trong đó, cuộc cải cách ruộng đất đạt được kết quả tốt đẹp ở Đài Loan chính là một ví dụ trực tiếp . Tôn Dật Tiên cũng phân chia dân sinh hạnh phúc thành 4 lĩnh vực: quần áo, thức ăn, nhà cửa và y tế. Điều đáng tiếc là Tôn Dật Tiên qua đời trước khi ông kịp giải thích cặn kẽ cái nhìn của mình về 4 lĩnh vực này.
Chủ nghĩa Tam Dân đều được Quốc Dân Đảng (cho tới ngày nay) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (dưới thời Mao Trạch Đông) thực thi, tuy nhiên kết quả thì lại rất khác biệt. Một bên trân trọng tinh thần tự do của phương Tây mà Tôn Dật Tiên theo đuổi, một bên sử dụng nó như một vỏ ngoài tuyên truyền cho cốt lõi là một học thuyết khác.
* Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì:
- Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:53:17
Câu 5
​Hoàn cảnh:
-Tình hình khủng hoảng về kinh tế và chính trị cuối thời Mạc phủ.
cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Nhật bản sao hơn ngàn năm thống trị đã rơi vào bế tắc,trởi nên lạc hậu trước quá trình xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu và không còn đủ sức chống lại nó nửa,theo số liệu thống kê từ năm 1790-1840 Nhật bản có 22 lần mất mùa đó là dấu hiệu rỏ nhất cho thấy Phong kiến nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
đặt biệt vào đầu thế kỉ XIX công thưong nghiệp phát triển mạnh mẻ làm nẩy sinh các giai cấp mới.Thưong nhân suất hiện,nhất là các thưogn nhân ở Ôsaca hay các Daimyô tây nam buôn bán thừogn xuyên với nứoc ngoài ,họ chính là tần lớp tư sản mới đầu tiên của nứoc Nhật mới.
bên cạnh đó có sự đối lập của nền kinh tế lạc hậu kiểu củ mà đại diện là ShoGun và các Daimyô địa chủ miền Bắc
Nông dân lại chiếm đến 80% họ có thân phận thấp kém,bị Địa chủ chèn ép đời sống khốn khó nên là lực lựong chống lại ShoGun hùng hậu nhất.
Nguyên Nhân thành công:
Nhũng hoàn cảnh bên trên liên quan chặc chẻ đến sự thành công của cải cách Minh trị.
-Họ không có lực lựong bảo thủ đông như nhiều nứoc châu á khác
-Lực lựong quân đội Duy tân riêng giúp Minh trị trong công cuộc cải cách
-Các thế lực Daimyô hùng mạnh ủng hộ Nhật Hoàng cũng là nguyên nhân chính
-nông đân và dân thành thị nghèo khổ là lực lựong chính của cuộc cải cách minh trị chiếm hơn 90% dân số là lực lựong chính của cảci cách,mà sau này đa số nằm trong quân đội thiên hoàng thay cho các võ sỉ đạo.
-Nhưng hơn cả là sự giúp đở của phưong tây trong cuộc cảci cách Minh trị Duy tân này(đều mà các nứoc phưong đông không bao giờ có được)
Tính chất của cải cách duy tân:
Chế độ nhà nước Minh Trị nhìn chung thì nó ra đời trong một hoàng cảnh đặt biêtdưaj vào lực lựong tần lớp võ sỉ và lãnh chúa có ý thức cải cách.tư tửong của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đã quyết định đến con đừong phát triển của Nhật bản.
Đây là một cuộc cải cách mang tính chất quy luật của thời đại,nhằm đưa đất nước tiến lên con đừong phát triển,tạ cơ sở cho một nứoc nhật giàu mạnh và thoát khỏi sự lệ thuột vào phưong tây
=>Xã hội canh tân thời Minh trị là một mốc son chói lọi trong lịch sử châu Á:lần đầu tiên một nứoc châu Á nhỏ yếu thoát khỏi ảnh hửong của đến quốc phuơng tây và giwủ được nền độc lập của mình đồng thời trở thành một nứoc tư bản lớn trên thế giới.
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
0
0
Nguyễn Mai
28/12/2018 09:57:41
Câu 6
ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Đối với nước Nga :
  • Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .
  • Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .
Đối với thế giới :
  • Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
  • Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×