Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua văn bản Hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan, em nhận thức rõ ràng hơn về đặc điểm nào trong tính cách con ngươi Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại? Viết đoạn văn về nhận thức đó

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
306
1
0
Nguyễn Hữu Huân
31/12/2018 19:40:39

Với những căn cứ khoa học, tác giả đã khẳng định “con người là nhân tố quan trọng nhất” trong hành trang bước vào thế kỉ mới của các quốc gia và làm nên sự nghiệp xây dựng đất nước và đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Muốn hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, con người Việt Nam, đặc biệt là: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới Vì thế trong bài viết của mình, đồng chí Vũ Khoan – với vị trí là nhà lãnh đạo đã nêu lên và phân tích cặn kẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam cũng như ảnh hưởng của nó tới nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Điểm mạnh đầu tiên mà ông đề cập đến là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Điều này không chỉ chúng ta nhận biết được mà đã được thế giới thừa nhận. Trong thế kỉ mới, sự sắng tạo của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng thì bản chất trời phú ấy của chúng ta rất hữu ích. Sự nhạy bén là điều kiện để con người nắm bắt được một cách nhanh nhất những cơ hội thuận lợi để trở thành người đi đầu trong các lĩnh vực, tránh được những sự cạnh tranh khốc liệt.

Không chỉ thông minh, người Việt Nam ta còn rất cần cù, sáng tạo. Đó là một phẩm chất rất quan trọng khi chúng ta xây dựng một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Cần cù là một đức tính rất đặc trưng của con người Việt Nam, được hình thành trong thời kì lịch sử lâu dài cùng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, cùng tính sáng tạo và sự thông minh sẽ là những lợi thê khi chúng ta tiếp thu, học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới áp dụng vào sản xuất.

Nhân dân ta có truyền thống đùm bọc, đoàn kết với nhau. Đó là một truyền thống quý báu của ngưòi Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thông ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch giúp dân ta làm nên chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Điểm mạnh ấy cũng là một điểm tựa vững chắc cho chúng ta vượt lên mọi thách thức, tận dụng mọi cơ hội trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới ở thế kỉ XXI, nhất là: “Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người, trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được

Và tính thích ứng nhanh cũng là một điểm mạnh, điều kiện tốt để chúng ta có thể tận dụng những cơ hội và đối phó với thách thức do tiến trình hội nhập mang lại. Bởi nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, sự hội nhập là không thê tránh khỏi của các quốc gia nếu muốn, tồn tại và phát triển.

Đó là thuận lợi song cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như nưốc ta.

Nhưng bên cạnh những điểm mạnh đó, người Việt Nam chúng ta cũng còn không ít điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục. Những điểm yếu ấy luôn luôn song hành với những điếm mạnh, thậm chí có khi ngay trong bản thân điểm mạnh lại “ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức Chúng ta cần phải nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận ra những khuyết điểm ấy để có ý thức rèn luyện và khâm phục.

Trong khi người Việt Nam có được sự thông minh, nhạy bén “trời phú ” thì điểm yếu là “những lỗ hổng về kiên thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng””. Đây là một thực tế đang tồn tại trong đại bộ phận tri thức Việt Nam, nhất là giới trẻ. Với tâm lí thực dụng, nhiều người cho rằng học cốt sao chỉ để sau khi ra trường kiếm được một nghề có thu nhập khá chứ không phải để tích luỹ, để cống hiến. Thêm vào đó là sự tồn tại của rất nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục của nước ta đã “sản sinh ” ra rất nhiều trí thức chỉ biết “học vẹt, học chay ” chứ khả nảng thực hành lại rất kém. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên khi ra trường cầm theo tấm bằng với một kết quả “rất đẹp ” nhưng khi bắt tay vào công việc thì khả năng rất hạn chế, đây là chưa kể nhiều người chỉ ngồi vào cho “đủ chỗ” chứ chẳng biết làm việc gì. Những lỗ hổng này rất nguy hiểm khi chúng ta bước vào nền kinh tế công nghiệp hoá chứa đựng những tri thức cơ bản và biến động không ngừng. Nếu chúng ta không khắc phục thì đương nhiên chúng ta đã tự loại mình ra khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thế giới.

Điểm yếu thứ hai là người dân Việt Nam thiếu đức tính tỉ mỉ mặc dù rất cần cù. Chúng ta không có thói quen coi trọng khâu lập chương trình và chuẩn bị công việc. Vì thế, công việc nhiều khi chồng chéo và người làm việc không thể chủ động với công việc của chính mình. Với nền kinh tế công nghiệp hoá, chúng ta không có sự sắp xếp công việc một cách cẩn thận và khoa học thì chắc chắn không thể hoàn thành những nhiệm vụ của mình trong một thời gian đã được quy định chặt chẽ. Hơn nữa, chúng ta lại ỷ vào tính sáng tạo của mình để cải tiến làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Tác phong nông nghiệp đã ăn sâu vào căn tính của người lao động Việt Nam, tạo ra tâm lí thoải mái, đủng đỉnh “nước đến chân mới nhảy ” là một hạn chế rất lớn khi làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài. Trong một xã hội ‘‘hậu công nghiệp ” tác phong đó là vật cản ghê gớm.

Khuyết điểm thứ ba của chúng ta chính là sự thiếu đoàn kết, thiếu tính cộng đồng trong công việc làm ăn. Mặc dù trong kháng chiến chống ngoại xâm nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh kì diệu. Nhưng bước vào thời kì hoà bình, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thì truyền thông đó đã không được phát huy. Tính đố kị vốn có của lốỉ sống theo thứ bậc (không quan tâm đến năng lực), đã ăn sâu trong bản tính của người dân Việt Nam và là rào cản lớn cho sự hợp tác, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Nhất là khi họ phải đi làm ăn ở nơi xa, kể cả ở nước ngoài. Tác giả đã có sự so sánh bằng những ví dụ rất sinh động, chân thực: “Người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt Nam lại thường đố kị nhau… Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng tác hại của nó đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là không nhỏ. Chúng ta phải tích cực hợp tác với rất nhiều đối tác nước ngoài để vực nền kinh tế đi lên. Sự hợp tác ấy rất cần thiết cho chúng ta khi trình độ kĩ thuật, công nghệ của nưóc ta còn hạn chế song nó cũng rất khắc nghiệt. Vậy nên, nếu bản thân ngưòi Việt Nam lại kì thị lẫn nhau trong việc làm ăn thì rõ ràng chúng ta đã tự kìm buộc, làm hại chính mình. Không đoàn kết cùng nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp vì mục tiêu chung thì chắc chắn chúng ta rất khó thực hiện được những nhiệm vụ phát triển đất nước đã đặt ra.

Có thể nói những điểm mạnh, điểm yếu luôn tồn tại song hành trong bản thân mỗi con người. Nhưng không phải ai, không phải lúc nào chúng ta cũng dám nhìn nhận những điểm yếu đó và tìm cách khắc phục. Trong khi đó những hạn chê lại đang tạo ra những cản trở rất lớn cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước và tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Đứng trước những cơ hội và thách thức của thế kỉ mổi chúng ta cần phải nhìn nhận một cách khách quan những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam để có cách phát huy và khắc phục thích hợp, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/01/2019 07:45:53

Trong khi người Việt Nam có được sự thông minh, nhạy bén “trời phú ” thì điểm yếu là “những lỗ hổng về kiên thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng””. Đây là một thực tế đang tồn tại trong đại bộ phận tri thức Việt Nam, nhất là giới trẻ. Với tâm lí thực dụng, nhiều người cho rằng học cốt sao chỉ để sau khi ra trường kiếm được một nghề có thu nhập khá chứ không phải để tích luỹ, để cống hiến. Thêm vào đó là sự tồn tại của rất nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục của nước ta đã “sản sinh ” ra rất nhiều trí thức chỉ biết “học vẹt, học chay ” chứ khả nảng thực hành lại rất kém. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên khi ra trường cầm theo tấm bằng với một kết quả “rất đẹp ” nhưng khi bắt tay vào công việc thì khả năng rất hạn chế, đây là chưa kể nhiều người chỉ ngồi vào cho “đủ chỗ” chứ chẳng biết làm việc gì. Những lỗ hổng này rất nguy hiểm khi chúng ta bước vào nền kinh tế công nghiệp hoá chứa đựng những tri thức cơ bản và biến động không ngừng. Nếu chúng ta không khắc phục thì đương nhiên chúng ta đã tự loại mình ra khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thế giới. Điểm yếu thứ hai là người dân Việt Nam thiếu đức tính tỉ mỉ mặc dù rất cần cù. Chúng ta không có thói quen coi trọng khâu lập chương trình và chuẩn bị công việc. Vì thế, công việc nhiều khi chồng chéo và người làm việc không thể chủ động với công việc của chính mình. Với nền kinh tế công nghiệp hoá, chúng ta không có sự sắp xếp công việc một cách cẩn thận và khoa học thì chắc chắn không thể hoàn thành những nhiệm vụ của mình trong một thời gian đã được quy định chặt chẽ. Hơn nữa, chúng ta lại ỷ vào tính sáng tạo của mình để cải tiến làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Tác phong nông nghiệp đã ăn sâu vào căn tính của người lao động Việt Nam, tạo ra tâm lí thoải mái, đủng đỉnh “nước đến chân mới nhảy ” là một hạn chế rất lớn khi làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài. Trong một xã hội ‘‘hậu công nghiệp ” tác phong đó là vật cản ghê gớm. Khuyết điểm thứ ba của chúng ta chính là sự thiếu đoàn kết, thiếu tính cộng đồng trong công việc làm ăn. Mặc dù trong kháng chiến chống ngoại xâm nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh kì diệu. Nhưng bước vào thời kì hoà bình, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thì truyền thông đó đã không được phát huy. Tính đố kị vốn có của lốỉ sống theo thứ bậc (không quan tâm đến năng lực), đã ăn sâu trong bản tính của người dân Việt Nam và là rào cản lớn cho sự hợp tác, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Nhất là khi họ phải đi làm ăn ở nơi xa, kể cả ở nước ngoài. Tác giả đã có sự so sánh bằng những ví dụ rất sinh động, chân thực: “Người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt Nam lại thường đố kị nhau… Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng tác hại của nó đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là không nhỏ. Chúng ta phải tích cực hợp tác với rất nhiều đối tác nước ngoài để vực nền kinh tế đi lên. Sự hợp tác ấy rất cần thiết cho chúng ta khi trình độ kĩ thuật, công nghệ của nưóc ta còn hạn chế song nó cũng rất khắc nghiệt. Vậy nên, nếu bản thân ngưòi Việt Nam lại kì thị lẫn nhau trong việc làm ăn thì rõ ràng chúng ta đã tự kìm buộc, làm hại chính mình. Không đoàn kết cùng nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp vì mục tiêu chung thì chắc chắn chúng ta rất khó thực hiện được những nhiệm vụ phát triển đất nước đã đặt ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×