Một cục nước đá ở nhiệt độ t1 = -5oC được dìm ngập hoàn toàn vào một cốc nước ở nhiệt độ t2, khối lượng của nước bằng khối lượng của nước đá bằng m. Coi rằng chỉ có nước và nước đá trao đổi nhiệt với nhau. Bỏ qua sự thay đổi thể tích của nước và nước đá theo nhiệt độ
a, Tùy theo giá trị của t2 mà nhiệt độ sau cùng của hệ có thể nhỏ hơn 0oC, bằng 0oC hoặc lớn hơn 0oC. Tìm điều kiện về t2 để xảy ra các trường hợp trên
b, Tìm khối lượng của nước lỏng trong bình ở trạng thái cuối cùng khi t2 = 50oC.
Cho nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là c1 = 2090 J/ kg.K,λ = 3,33.105 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4180 J/ kg.K
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a, Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -5oC đến 0oC là
Q1 = C1m[0 - (-5)] = 2090.5.m = 10450m
Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn
Q2 = λm = 333000m
Nhiệt lượng nước tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 xuống 0oC
Q3 = C2mt2 = 4180.t2.m
- TH1: để nhiệt độ cân bằng nhỏ hơn 0oC thì Q1 > Q2 + Q3.
Hay 10450 m > 333000m + 4180.m.t2 ⟹ vô nghiệm
- TH2: để nhiệt độ cân bằng bằng 00C thì Q1 + Q2 > Q3.
10450 m + 333000m > 4180.m.t2 ⟹ t2 < 82,2oC
- TH3: để nhiệt độ cân bằng lớn hơn 0oC thì Q1 + Q2 < Q3.
⟹ t2 > 82,2oC.
b, Với t2 = 50oC ⟹ xảy ra TH2 tức là nhiệt độ cân bằng của hệ là 0oC.
Gọi Δm là khối lượng nước đá bị tan ta có:
10450 m + 333000. Δm = 4180.m.50 ⟹ Δm = 0,6 m
⟹ khối lượng nước lỏng trong bình là: m’ = m + Δm = 1,6 m
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |