Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh

1. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh
2. Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người VN mà em biết
5 trả lời
Hỏi chi tiết
20.340
107
35
Thanh Hằng Nguyễn
20/01/2019 15:16:30
1
I. Đặt Vấn Đề:
– Truyện tranh là thể loại rất được tuổi teen yêu mến…
II. Giải Quyết Vấn Đề:
Bước 1: Giải Thích.
– Truyện tranh hấp dẫn từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nhưng thu hút nhất có lẽ là với lứa tuổi teen. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn đó?
+ Tuổi teen là lứa tuổi mới lớn, tò mò, thích tìm hiểu và khám phá nhưng suy nghĩ vẫn còn chưa chín chắn,
+ Đặc điểm của truyện tranh với những hình vẽ rất sinh động, bắt mắt làm khơi gợi trí tò mò và tưởng tượng của người đọc.
+ Các nhân vật trong truyện rất đa dạng qua nét vẽ của tác giả rất ấn tượng, câu chuyện với lời thoại ngắn gọn nên dễ tiếp thu.
+ Nội dung lẫn bối cảnh của câu chuyện đến từ rất nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hoá, hội hoạ, khoa học, âm nhạc, ẩm thực…
Bước 2: Phân Tích.
– Mặt Lợi:
+ Truyện tranh có tác dụng giải trí, giúp giải toả những căng thẳng sau giờ học mệt mỏi.
+ Những bài học từ truyện tranh về tình yêu thương con người, lòng yêu chính nghĩa và những kiến thức khác về lịch sử, văn hoá.
+ Giúp bồi bổ khả năng quan sát và trí tưởng tượng.

– Mặt Hại: Có rất nhiều truyện tranh không trong sáng.
+ Những truyện chưa nhiều hình ảnh bạo lực,… khiến tuổi teen dễ bị ảnh hưởng và bắt chước theo.
+ Ngôn ngữ truyện tranh thường ngắn gọn đơn giản nên có thể khiến người đọc quen với cách nói và cách viết cộc lốc, cụt lủn.
+ Nhiều học sinh quá say mê truyện tranh mà bỏ quên nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh Giá.
– Gần đây, ảnh hưởng của truyện tranh đối với học sinh đã khiến cả Xã hội và Phụ huynh quan tâm, nhiều nhà Giáo dục đã cảnh báo về những ảnh hưởng của truyện tranh đến lứa tuổi teen đang hình thành nhân cách và tâm lí.
– Một số truyện tranh du nhập vào nước ta nhưng không được qua sàng lọc cẩn thận từ các nhà xuất bản khiến cho thị trường tràn lan các ấn phẩm độc hại. Ngoài ra, internet giúp cho việc tiếp cận những truyện với nội dung không lành mạnh trở nên rất dễ dàng.
-> Cần quan tâm hơn nữa trong việc xem xét chất lượng truyện tranh.
-> Nhà trường và gia đình hướng dẫn cho học sinh biết cách lựa chọn sách lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi.
-> Bản thân các bạn teen cần xác định mục đích của mình khi đọc truyện tranh và tìm kiếm những truyện tranh có ý nghĩa thật sự để đọc.
Bước 4: Bài Học.
– Đọc sách là một việc tốt nhưng cần có ý thức chọn sách để đọc, để học, tránh xa những loại sách không lành mạnh.
– Ngoài đọc truyện tranh cũng nên đầu tư vào những loại sách kinh điển khác để bồi đắt tâm hồn và tri thức.
– Tích cực trao đổi thông tin với bạn bè và tìm kiếm những cuốn sách có giá trị từ nguồn thông tin ở internet để có những sự lựa chọn tốt cho việc đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
17
Thanh Hằng Nguyễn
20/01/2019 15:18:12
câu 2
Đức hy sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hy sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,…để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Đức hy sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hy sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phatr hy sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hy sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,…để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hy sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển. Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bàng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được lo đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hy sinh của cha mẹ, anh chị,…thật cao cả biết bao. Đức hy sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hy sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. Hy sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hy sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hy sinh vì người khác, không được ích kỷ, vô tâm. Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sựu hy sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hy sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!
15
28
doan man
20/01/2019 15:21:11
1.
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x. Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên. Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản). Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiều biết và tích lúy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!
11
13
doan man
20/01/2019 15:22:59
2. Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người VN mà em biết
_________________________________
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
7
8
Quỳnh Anh Đỗ
20/01/2019 19:04:20
2.
Trong rất nhiều thói quen ăn uống của người Việt, dưới đây xin được giới thiệu và phân tích một số thói quen ăn uống phổ biến của người Việt vẫn tồn tại, dù ít nhiều đã thay đổi “hòa nhập nhưng không hòa tan”từ sự lai tạp văn hóa ở các nước khác.Thích trò chuyện trong bữa ăn: Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Vì có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo