Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru - dơ - ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô - lay - tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.
- Mĩ ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chống cộng đồng (1954)...
- Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
=> Tất cả những điều nói trên chính là những chính sách biểu hiện sự bành trướng của Mĩ với các nước Mĩ la tinh. Sau này, ở Mĩ la tinh dây lên phong trào dân chủ chống đế quốc và có giai đoạn được ví như "lục địa bùng cháy".
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |