Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 2 câu thơ đầu để làm rõ hồn thơ mộc mạc giản dị cũng như tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh (trong đoạn có dùng câu hỏi tu từ)

Bài 3. Phân tích 2 câu thơ đầu để làm rõ hồn thơ mộc mạc giản dị cũng như tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh (trong đoạn có dùng câu hỏi tu từ).
Bài 4. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh lao động trong cảnh ra khơi ở khổ 2 (trong bài làm có sử dụng câu mở rộng thành phần bằng cụm chỉ vị - gạch chân).
Bài 9. Phân tích hình ảnh cánh buồm ở 2 câu cuối khổ thơ thứ 2 (trong đoạn có dụng câu hỏi tu từ).
Bài 10. Trong bài thơ, Tế Hanh đã cho ta cảm nhận được vẻ đẹp của những con người lao động hăng say trong cuộc sống. Viết 1 bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy nêu suy nghĩ của em về tình yêu lao động (trong bài có sử dụng câu hỏi tu từ).
5 trả lời
Hỏi chi tiết
491
2
0
doan man
12/02/2019 19:39:12
Bài 3. Phân tích 2 câu thơ đầu để làm rõ hồn thơ mộc mạc giản dị cũng như tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh
___________________________________________
Cũng với những vần thơ bình dị mà gợi cảm , nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả một cách sâu sắc , tinh tế về quê hương mang một vẻ đẹp thân thương, trìu mến . Ta thấy được tình yêu quê hương tha thiết , nồng thắm của người con khi xa quê. Tiêu biều trong số những tác phẩm đó là bài thơ" Quê hương " rút trong tập thơ "Nghẹn ngào(1939)"
Quê hương nơi đất mẹ quê cha , nơi ai ai cũng phải nhớ về , cũng in sâu vào tâm khảm mỗi người để yêu mến nhớ thương . Mở đầu bài thơ , tác giả viết :
''Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông ''
Hình ảnh quê hương của tác giả hiện lên thật trìu mến , thân thương qua hai vần thơ''làng tôi'' .Làng của tác giả là một làng chài nghèo , bốn bề sông nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.Con sông mà Tế Hanh nhắc tới là sông Trà Bồng thuộc tỉnh Quảng Ngãi . Bằng những vần thơ giản dị nhưng hai câu thơ đã gợi nên khung cản làng chài đẹp đẽ , thanh bình . Hai câu thơ đầu tuy ngắn gọn , mộc mạc nhưng trong đó là cả một tình yêu quê hương tha thiết , luôn thường trực trong tâm hồn tác giả .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2019 19:24:03
Bài 3:
Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê — nơi mình sinh ra, trưởng thành. Hay chính tình yêu đó đã được hóa thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi màu sắc và đặc biệt hóa thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc?( câu hỏi tu từ). Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với người đọc về quê hương dấu yêu của mình: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2019 19:27:28
Câu 4:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng hơi thuyền di đánh cá”. Cả một khung cảnh bao la của vùng biển như được tác giả tái hiện qua câu thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Tất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất( câu mở rộng TP cụm C- V). Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hóa. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào dông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ? Nổi bật lên giữa thiên nhiên đó là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngán nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu: “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2019 19:29:28
Câu 9:
Hai câu thơ đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy có thật độc đáo?( câu hỏi tu từ) "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/02/2019 19:32:39
Câu 10: Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lí trường thành...các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao lộng, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay - con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.
Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông thạo công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra cùa cải và únh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rỗi nghề không đóng góp gì cho bản thân,gia đình và xã hội. Lao động là thước đo giá trị của con người, lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích... Quá trình trình thành là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn hiện nhân cách là làm nên trọn vẹn phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu “lao động là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người” là vận dụng họat động chân chính của bản thân là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.
Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba 22 năm ở các nuớc trên khắp các châu lục để tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân lân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân tài, là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sộng một cuộc sống có ích bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Bằng niềm ưu tư và sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ đã giục giã các học trò của mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và vẽ Văn Danh đã sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để ưới nước đồng ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có”. Tất cả đã phác lên một bức tranh rất sinh động về những con người ở những địa vị khác nhan ngày đêm có biết bao là nghĩa cử tốt dẹp dóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao dộng là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà máy ta gặp biết bao nhiêu những con người vọ danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hoà, tôn trọng pháp luật, và kiếm sống bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần an ninh xã hội. Vậy mà, trong đời sống vẫn tồn tại một số thành phần sống ân bám, thích cùa đút lót, hoặc raột số thanh niên dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma tuý,... làm “mồ” chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sông không ước mơ, lười nhác lao động, sống không lí tưởug và “sống hoài sống phí” một đời người.
Bạn hãy giả sử trong một tuần bạn không làm gì cả?( Câu hỏi tu từ). Chỉ việc ăn, ngủ, giải trí, thử hỏi bạn nhận được gì, cảm nhận được gì, phải chăng chỉ là sự nhàm chán, thấy rằng chẳng có gì thú vị, bạn muốn ngay lập tức phải làm gì đó có ích cho bản thân, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay, xem lại những bài học cũ, ngay lập tức bạn thấy rất phấn chấn và tràn trề sinh lực. Như thế ta có thể nói, con người sinh ra dể lao động, nhờ lao động mà phát triển hoàn thiện.
Mục đích của cả đời người là được tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động giúp con người ý thức dược trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Chỉ có lao động mới có thể “nở hoa” nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của cải vật chất. Vâng! Lao động chính là một trong những yêu tố giúp con người hoàn thiện nhân cách.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k