Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích 1 tác phẩm văn học

viết bài văn phân tích 1 tác phẩm văn học ( thơ trào phúng)'
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Phân Tích Tác Phẩm "Tây Tiến" của Quang Dũng

**Mở bài:**
"Tây Tiến" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng, sáng tác trong bối cảnh đất nước đang có nhiều biến động trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm không chỉ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan, kiên cường của người lính mà còn gửi gắm vào đó những trăn trở, nỗi nhớ nhung về quá khứ.

**Thân bài:**

1. **Nội dung và hoàn cảnh sáng tác:**
"Tây Tiến" được viết năm 1947, giai đoạn mà tác giả là một người lính trong đội Tây Tiến của quân đội Việt Bắc. Bài thơ là những kỷ niệm không thể quên về những tháng ngày gian khổ nhưng cũng rất hào hùng, phóng khoáng của những người lính trẻ.

2. **Hình ảnh thiên nhiên và con người:**
Tác phẩm bắt đầu bằng những hình ảnh của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng. Qua các câu thơ như "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!", Quang Dũng đã thể hiện nỗi nhớ về một vùng đất đẹp, nhưng cũng đầy thử thách. Ở đây, thiên nhiên không chỉ là bối cảnh mà còn là nhân vật, phản ánh tâm trạng của người lính. Hình ảnh "Mây mù che phủ" mang đến sự u ám, nhưng cũng có lúc là "Áo bào thay chiếu anh về đất", thể hiện sự bi tráng và vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ.

3. **Tinh thần lạc quan và khắc phục khó khăn:**
Giữa những khó khăn, thử thách, người lính Tây Tiến vẫn giữ vững tinh thần lạc quan. Câu thơ “Đường lên các phố phường” không chỉ thể hiện tâm huyết với nhiệm vụ mà còn là khát vọng về tương lai tốt đẹp. Hình ảnh “Trong đêm mờ” là minh chứng cho sự kiên cường. Người lính không chỉ đơn thuần là chiến đấu mà họ còn mang trong mình ước mơ hòa bình, sự sống.

4. **Sử dụng biện pháp nghệ thuật:**
Quang Dũng đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ trào phúng, ẩn dụ và hình ảnh mang tính hội họa trong từng câu thơ. Câu thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” không chỉ mang tính chất hài hước mà còn phản ánh thực trạng mà người lính phải đối mặt. Hình ảnh "không mọc tóc" làm nổi bật vẻ đẹp phong trần nhưng cũng rất hài hước, gần gũi của lính Tây Tiến.

5. **Tình cảm và nỗi nhớ quê hương:**
Mặc dù cuộc sống đầy khổ cực, nhưng tình yêu quê hương, đất nước vẫn luôn rực cháy trong lòng người lính. Những dòng thơ lấp lánh cảm xúc như “Nhớ người lên Tây Bắc” diễn tả sâu sắc tâm tư của những người lính. Họ không chỉ chiến đấu với quân thù mà còn phải đối mặt với nỗi nhớ quê hương, tình yêu thương dành cho gia đình.

**Kết bài:**
Tác phẩm "Tây Tiến" của Quang Dũng không chỉ là một bài thơ tràn đầy chất lãng mạn mà còn là một bản hùng ca về những người lính trẻ trong thời kỳ kháng chiến. Qua đó, tác giả đã gửi gắm những tình cảm sâu sắc về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. "Tây Tiến" vẫn mãi mãi là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, để lại dấu ấn không thể phai nhòa trong lòng người đọc.

---

Hy vọng bài viết phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học "Tây Tiến"!
1
0
Little Wolf
03/12/2024 18:25:48
+5đ tặng

Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đoạn này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục cửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.

Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quắt chốn này?”

Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!

Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:

“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.

Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục cửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:

“Mới đến nhà lao phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nếu anh không có tiền đem nộp

Mỗi bước anh đi một bước phiền”

Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hoàn thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ngân trần
03/12/2024 18:25:50
+4đ tặng

Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ tài năng, nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam với phong cách sống phóng khoáng, tự do và đầy bản lĩnh. Một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ cá tính, tư tưởng và phong cách trào phúng của ông là bài thơ "Bài ca ngất ngưởng". Qua bài thơ, tác giả không chỉ phê phán thói đời mà còn khẳng định bản lĩnh sống khác biệt và tự hào về những đóng góp của mình.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Công Trứ kể về cuộc đời làm quan, đạt nhiều công trạng nhưng cũng không thiếu những chông gai:
"Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng."

Câu thơ khẳng định quan niệm sống của tác giả: coi cuộc đời như một bầu trời rộng lớn, nơi con người cần hành động để tạo dựng giá trị. Tuy nhiên, việc "vào lồng" làm quan giống như tự trói buộc tự do cá nhân. Đây chính là sự mâu thuẫn nội tâm, phản ánh thái độ trào phúng với chính mình và xã hội lúc bấy giờ.

Tính trào phúng trong bài thơ còn được thể hiện rõ qua những lời lẽ tự hào pha chút chế nhạo về lối sống ngất ngưởng của tác giả:
"Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng."

Sự lặp lại từ "khi" và nhấn mạnh "ngất ngưởng" đã làm nổi bật tính cách khác biệt của Nguyễn Công Trứ. Ông tự hào về tài năng, trí tuệ và sự nghiệp lẫy lừng, nhưng cũng không quên cười cợt chính mình khi cho rằng tất cả những danh tiếng đó chỉ là biểu hiện của sự ngông nghênh, khác người.

Đặc biệt, khi về hưu, Nguyễn Công Trứ vẫn giữ lối sống tự do, phá cách. Ông không màng quy tắc xã hội, sống đúng với bản chất "ngất ngưởng" của mình:
"Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng,
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi."

Lối sống của ông là sự pha trộn giữa phong thái nho nhã, tự do phóng túng và tinh thần đạo đức. Chi tiết "đạc ngựa bò vàng" đầy trào phúng, chế giễu những khuôn khổ, nghi thức cứng nhắc của xã hội phong kiến.

Cuối cùng, bài thơ khép lại bằng lời khẳng định dõng dạc, tự hào của Nguyễn Công Trứ về nhân cách và giá trị sống của mình:
"Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung."

Tác giả không chỉ sống khác người mà còn làm tròn bổn phận với vua, với nước, khẳng định lối sống "ngất ngưởng" không hề ích kỷ mà trái lại còn cống hiến cho xã hội.

Kết luận, "Bài ca ngất ngưởng" là một tác phẩm thơ trào phúng độc đáo, không chỉ khắc họa chân dung Nguyễn Công Trứ mà còn phản ánh tinh thần tự do, cá tính mạnh mẽ, vượt lên trên khuôn khổ xã hội. Thông qua bài thơ, Nguyễn Công Trứ gửi gắm thông điệp sống đúng với bản chất, biết tự hào và khẳng định giá trị của chính mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×