Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O;R) . Kẻ AH vuông góc với BC tại H, HK vuông góc với AB tại K và HI vuông góc với AC tại I.
a) Chứng minh tứ giác AKHI nội tiếp.
b) Gọi E là giao điếm của AH với KI Chứng minh rằng EA⋅EH=EK⋅EI.
c) Chứng minh KJ vuông góc với AO.
d) Giả sử điểm A và đường tròn (O;R) cố định, còn dây cung BC thay đổi sao cho AB⋅AC=3R2. Xác định vị trí của dây cung BC sao cho tam giác ABC có diện tích lớn nhất.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Ta có: AKH^=90° (vì HK⊥AB tại K);
AIH^=90° (vì HI⊥AC tại I)
Xét tứ giác AKHI có:
AKH^+AIH^=90°+90°=180°, mà hai góc này ở vị trí đối nhau.
Vậy tứ giác AKHI nội tiếp đường tròn.
b) Vì tứ giác AKHI nội tiếp đường tròn (cmt) nên HKI^=HAI^ (hai góc nội tiếp cùng chắn HI⏜)Hay HKE^=IAE^.
Xét ΔEKH và ΔEAI có: KEH^=AEI^ (hai góc đối đỉnh) và HKE^=IAE^
Do đó: ΔEKH∽ΔEAI (g.g) ⇒EKEA=EHEI⇒EA⋅EH=EK⋅EI.
c) Kẻ đường kính AF của đường tròn (O;R); Gọi J là giao điểm của KI và AO.
Xét đường tròn (O;R) có F1^=B1^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC (1)
Lại có B1^=H1^ (vì cùng phụ với H2^) (2)
Vì tứ giác AKHI nội tiếp đường tròn (cmt)
nên H1^=I1^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AK) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: F1^=I1^.
Mà trong đường tròn (O;R) có: ACF^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Hay A1^+F1^=90° 4.
Từ (3) và (4) suy ra A1^+I1^=90°⇒AJI^=90°.
Vậy KI vuông góc với AO.
d) Giả sử điểm A và đường tròn (O;R) cố định, còn dây BC thay đổi sao cho AB⋅AC=3R2.
Có ACF^=90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
ABH^=AFC^ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC⏜ của đường tròn O;R.
Xét ΔAHB và ΔACF có: AHB^=ACF^=90° và ABH^=AFC^.
Do đó: ΔAHB∽ΔACF (g.g). Suy ra AHAC=ABAF⇒AH=AB⋅ACAF=3R22R=3R2.
Ta có: SABC=12AH⋅BC=12⋅3R2⋅BC=3R4⋅BC.
Do R không đổi nên SABC lớn nhất ⇔BC lớn nhất.
Gọi M là trung điểm của BC thì OM⊥BC. Do đó BC lớn nhất ⇔OM bé nhất.
Ta có OM≥AM−AO≥AH−AO=3R2−R=R2.
OM bé nhất bằng R2⇔A,O,M thẳng hàng và H≡M.
Khi đó AH=AM=AO+OM=R+R2=3R2
Vậy diện tích ΔABC lớn nhất khi BC cách A một khoảng bằng 3R2(ΔABC đều).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |