Chọn 1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc bị bài thuyết trình theo gợi ý:
- Nội dung của mục tiêu.
- Tại sao mục tiêu này phải phát triển bền vững?
- Việt Nam cần phải làm gì để góp phần thực hiện mục tiêu đó?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(*) Bài thuyết trình tham khảo: Mục tiêu phát triển bền vững số 4
Ngày 25-27/9/2015, Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã diễn ra tại trụ sở chính của Liên Hợp quốc ở New York (Mỹ), với sự tham dự của 193 quốc gia thành viên.
Vào ngày khai mạc, 25/9/2015, các đại biểu đã chính thức thông qua Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030 gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thay thế 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2015:
Trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đặc biệt có một mục tiêu bền vững số 4 (SDG4) về chất lượng giáo dục. Việc đưa giáo dục thành một mục tiêu riêng đã chứng tỏ các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thực sự nêu cao tầm quan trọng về vai trò của giáo trong phát triển.
Sau đây là các nội dung chính của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) Chất lượng giáo dục: Mục tiêu 4: “Đảm bảo đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”
- 4.1. Đến năm 2030, đảm bảo tất cả bé gái và bé trai hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và trung học có chất lượng, bình đẳng một cách miễn phí , nhằm đạt được kết quả có hiệu quả tốt
- 4.2. Đến năm 2030, đảm bảo tất cả bé trai và gái được tiếp cận giáo dục mầm non và giáo dục tiền tiểu học có chất lượng, chuẩn bị sẵn sàng cho các em vào Tiểu học
- 4.3. Đến năm 2030, đảm bảo tất cả phụ nữ và nam giới đều có quyền tiếp cận một cách bình đẳng tới giáo dục kĩ thuật, dạy nghề có chất lượng, kể cả ở bậc Đại học
- 4.4. Đến năm 2030, tăng đáng kể số thanh niên và người lớn có kĩ năng liên quan, kể cả kĩ năng nghề và kĩ thuật đủ để gia nhập thị trường lao động, có việc làm thỏa đáng và tham gia kinh doanh
- 4.5. Đến năm 2030, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục, đảm bảo sự tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng ở mọi cấp độ và đào tạo nghề các đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số/ các cộng đồng bản địa và trẻ em ở các hoàn cảnh khó khăn
- 4.6. Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các thanh niên và một tỷ lệ đáng kể người lớn gồm cả nam và nữ đạt được trình độ xóa mù chữ
- 4.7. Đến năm 2030, đảm bảo tất cả người học đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững thông qua giáo dục về sự phát triển bền vững và các lối sống bền vững, về quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực, về công dân toàn cầu và tôn vinh sự đa dạng của văn hóa và sự đóng góp của văn hóa vào việc phát triển bền vững
- 4.a. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em, người khuyết tật có tính đến nhạy cảm giới; cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người
- 4.b. Đến năm 2030, tăng đáng kể ở mức toàn cầu học bổng dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia châu Phi, các bậc đại học, bao gồm cả các chương trình đào tạo nghề, công nghệ thông tin, kỹ thuật, máy móc và khoa học tại các nước phát triển và các nước đang phát triển khác
- 4.c. Đến năm 2030, tăng đáng kể nguồn cung giáo viên có trình độ, bao gồm cả thông qua hợp tác quốc tế để đào tạo giáo viên cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước chậm phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển
Như vậy, có thể thấy, Mục tiêu số 4 trong Nghị quyết Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc tập trung vào việc tạo điều kiện để mọi người trên toàn thế giới có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và bền vững. Mục tiêu này không chỉ nhấn mạnh việc đưa ra những cơ hội học tập, mà còn chú trọng đến chất lượng của giáo dục được cung cấp.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, để đạt được Mục Tiêu Số 4, cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giáo dục, từ việc cải thiện chất lượng giáo viên đến việc cung cấp tài liệu giảng dạy đa dạng và phong phú; đồng thời cần đảm bảo cơ hội đào tạo cho mọi người dân, đặc biệt là những nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ, và những người ở vùng nông thôn, nơi mà tiếp cận giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn….
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |