Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển ngành dịch vụ ở vùng Đông Nam Bộ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Năm 2021, dịch vụ chiếm hơn 42% cơ cấu GRDP, hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, khá toàn diện. Các thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng vào tất cả các ngành dịch vụ.
+ Tài chính – ngân hàng: phát triển hàng đầu cả nước, các dịch vụ đa dạng như nhận gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,… Trung tâm tài chính lớn hàng đầu của vùng là TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương,…
+ Giao thông vận tải: Các loại hình vận tải đa dạng, khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển xu hướng tăng. Mạng lưới giao thông khá dày đặc và hoàn thiện với đầu mối giao thông là TP Hồ Chí Minh. Đường bộ có các tuyến quan trọng như quốc lộ 1, 22, 51, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết,… Đường sắt có tuyến đường sắt Bắc – Nam, đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đang trong quá trình hoàn thiện. Mạng lười đường thủy nội địa phát triển trên các sông chính như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,… Giao thông đường biển phát triển các tuyến trong nước và quốc tế, các cảng biển quan trọng là Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh,… Đường hàng không phát triển các tuyến bay trong nước và quốc tế. Cảng hàng không quốc tế quan trọng là Tân Sơn Nhất. Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng.
+ Thương mại: nội thương năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hơn 27% cả nước. Mạng lưới nội thương đa dạng, hoạt động phát triển mạnh ở các đô thị như TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… Ngoại thương, là vùng có trị giá xuất, nhập khẩu cao. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu, công nghiệp chế biến, hàng nông sản và nông sản chế biến.
+ Du lịch: nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên như các yếu tố địa chất, địa hình (núi Bà Đen, bãi biển Vũng Tàu,…), thủy văn (sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng), hệ sinh thái (Vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ). Tài nguyên du lịch văn hóa như các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng (Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, Bến cảng Nhà Rồng,…); di tích khảo cổ (Mộ cự thạch Hàng Gòn, Giồng Cá Vồ), di tích kiến trúc (Nhà thờ Đức Bà,…); giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội; văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác (Đờn ca tài tử Nam Bộ). Năm 2022, doanh thu du lịch lữ hành của vùng đạt 18,1 nghìn tỉ đồng (chiếm 50% cả nước). Các trung tâm du lịch của vùng là TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
+ Là trung taam giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học – công nghệ hàng đầu cả nước.
- Định hướng phát triển: phát triển mạnh dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ ngành dầu khí, phát triển du lịch biển,… Trở thành trung tâm khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |