Thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên theo gợi ý dưới đây:
- Vai trò và tác động (giải quyết việc làm, thu nhập,…).
- Tình hình phát triển (diện tích, sản lượng, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, thị trường tiêu thụ,…).
- Đặc điểm phân bố.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cà phê là cây trồng chủ lực, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Tây Nguyên. Khu vực Tây Nguyên có hơn 650 nghìn ha (2021) diện tích trồng cây cà phê, chiếm 1/3 diện tích cà phê của cả nước, sản lượng năm 2021 đạt hơn 1700 nghìn tấn. Cây cà phê gắn bó với nông dân ở đây nhiều năm qua, tạo công ăn việc làm và ổn định nguồn thu nhập từ đó đã giúp biết bao hộ dân thoát nghèo, làm bộ mặt nông thôn Tây Nguyên khởi sắc. Hiện nay, việc trồng cây cà phê ở vùng đã được đầu tư thâm canh, áp dụng cải tiến kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến và bảo quản, giá trị cà phê mang lại càng lớn, góp phần rất lớn đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Cà phê của vùng được xuất khẩu đi các nước EU, Sin-ga-po, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,… Cà phê ở Tây Nguyên được trồng nhiều ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Riêng vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129 ha; năng suất bình quân 32 tạ/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |