Hãy thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn về một trong những nội dung dưới đây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- Một sản phẩm hoặc hoạt động du lịch sinh thái sông nước miệt vườn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đờn ca tài tử - sản phẩm văn hóa phi vật thể cần giữ gìn và phát huy
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được ra đời vào đầu thế kỷ thứ XIX ở Nam bộ với sự kết hợp giữa hai hình thức nghệ thuật đó là Tuồng và Nhạc lễ dòng nhạc lễ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học. Do đó phong trào đờn cây nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Với tên gọi Ca nhạc tài tử, Đàn ca tài tử, Đờn ca tài tử, tài tử miệt vườn là một trong những cái tên dùng để nói về dân ca Nam Bộ nói chung và nói về đờn ca tài tử nói riêng. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc, đã góp phần tạo nên sự giao lưu đa dạng cần thiết của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Đến nay, Nghệ thuật Đờn ca tài tử được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam nước ta. Loại hình nghệ thuật này được biểu diễn ở mọi lúc, mọi nơi: trong lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt… với những tác phẩm ca ngợi truyền thống hào hùng của dân tộc, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam từ trong các cuộc đấu tranh, sản xuất, xây dựng quê hương, tình yêu lứa đôi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |