Nhà văn Nga M. Gorki đã từng quan niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.” Qủa là như vậy. Tình thương chính là vốn quý giá của con người, nó làm cho người gần người hơn, sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Nhưng thật đáng buồn khi hiện tượng vô cảm, ích kỉ lại đang lan rộng trong xã hội, nhất là ở giới trẻ.
Lối sống vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về hai từ “vô cảm” này?
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì thật khó hiểu vì con người, nhất là giới trẻ lại ngày càng vô tình, ngày càng thờ ơ với những gì đang diễn ra xung quanh. Họ nhìn thấy cái xấu mà không thấy bất bình, không căm tức, thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, , thấy cảnh tượng bi thương mà lại thờ ơ, không động lòng. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh.
Thật đáng buồn làm sao khi ta có thể thường xuyên nghe thấy, đọc được những tin tức về hiện tượng này. Một cậu con trai đã thanh niên lững thức đi trước và gắt gỏng chê mẹ mình đi chậm như rùa trong khi những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo bà vì phải đeo chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Một bà lão đã 80 tuổi, sau khi dành cả đời vất vả nuôi con lại bị chính con mình hắt hủi, chỉ cho phép ở trong phòng bếp. Một bà lão thậm chí còn bị đuổi ra khỏi nhà. Đi đường thấy người gặp nạn cũng không dừng lại một chút mảy may. Ở trong trường học, bạn bè nhìn thấy đánh nhau, không can ngăn lại reo hò cổ vũ…
Vậy tại sao lại có hiện tượng vô cảm? Trước hết, lối sống ích kỉ của người Việt Nam đã có ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh “vô cảm” này. Thứ hai, đó là do cách giáo dục con cái trong gia đình. Ngày càng có nhiều phụ huynh cưng chiều con quá mức cần thiết. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của con một cách vô điều kiện và thiếu suy nghĩ. Họ dạy con cái biết đề phòng và tránh xa cái xấu, cái ác. Nhưng lại không dạy con cái biết chia sẻ, quan tâm và sống có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Con cái tiếp nhận một chiều bởi thế ngày càng ích kỉ, vô tâm hơn. Bên cạnh đó, chính cách sống vô cảm của người lớn đã ảnh hưởng đến tính cách người trẻ. Ở nhà, nếu nghe cha mẹ nói chuyện, cư xử với những người khác theo kiểu thực dụng thì những đứa con cũng có cách sống thực dụng. Khi chơi với bạn, chúng sẽ tính toán xem mình được lợi gì.
Nhưng bạn ơi, không ai hoàn hảo cả, sẽ có những lúc bạn khó khăn, vấp ngã. Lúc ấy, người sống vô cảm sẽ bị mọi người xem thường, xa lánh. Từ đó dẫn đến sống cô đơn, dễ bi quan, thiếu sức mạnh tinh thần để vượt lên trong cuộc sống. Sự vô cảm giết chết nhân cách và lý tương của con người.
Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ se vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ se nhân đôi. Môi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quy Vì người nghèo. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nôi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc.
Sống vô cảm là lối sống ích kỉ, lệch lạc và nguy hại. Cần phải xây dựng một lối sống hài hào, giàu lòng yêu thương, gắn kết bản thân với cộng đồng. Mỗi cá nhân sống tốt đẹp sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp. Không có gì có thể gắn kết con người lại với nhau tốt hơn tình yêu thương giữa người và người trong thế giới này. Hãy làm những điều tốt nhát cho cuộc sống hôm nay để có một ngày mai tươi sáng hơn.