LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
Tôi yêu Việt Nam
10/09 22:15:38

     Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, trang 9, trang 13, trang 14.

     1. Vị trí địa lí

     Nước ta ở rìa đông bán đảo Đông Dương, lãnh thổ kéo dài hẹp ngang với chiều dài đường bờ biển 3260km, ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền làm biến tính các khối khí qua biển (bớt lạnh, tăng ẩm) đem cho nước ta lượng hơi nước lớn, gây mưa. Do đó lượng mưa trung bình năm ở nước ta khá lớn: trên 1600mm – khí hậu mang tính chất hải dương, khác so với nhiều nước cùng vĩ độ.

     2. Gió mùa

     Nhân tố gió mùa là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chế độ mưa nước ta.

     - Gió mùa là loại gió thổi quanh năm ven các lục địa có đại dương bao bọc. Do đó gió mùa là loại gió mang lượng hơi ẩm lớn, góp phần làm tổng lượng mưa trung bình năm ở nước ta lên tới trên 1600mm.

     - Gió mùa hoạt động luân phiên vào các mùa trong năm với hai mùa gió: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Hai loại gió này có tính chất trái ngược nhau (gió mùa mùa hạ có tính chất nóng, ẩm; gió mùa mùa đông có tính chất lạnh, khô) làm cho chế độ mưa nước ta có sự phân hóa theo mùa.

     + Gió mùa mùa hạ: là loại gió nóng ẩm thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam với hai nguồn gốc xuất phát khác nhau:

      • Đầu mùa hạ: gió xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương, gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ, khi vượt qua dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn cho Duyên hải miền Trung.

     • Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong nửa cầu Nam vượt xích đạo đổi hướng gây mưa trên diện rộng.

     - Gió mùa mùa hạ là loại gió xuất phát từ biển nên mang lượng hơi nước lớn làm cho đại bộ phận lãnh thổ nước ta có mùa mưa từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa từ 1200 – 1600mm, chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm.

     + Gió mùa mùa đông; thực chất là loại gió lạnh khô thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc, chỉ gây một lượng mưa ít vào cuối mùa khi qua biển. Do đó thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông cũng chính là thời điểm trua khó của đại bộ phận lãnh thổ nước ta với tông mưa từ 200 – 400mm.

     3. Đặc điểm địa hình

     Địa hình nước ta với 3/4 diện tích đối núi, lại có sự phân hóa đa dạng (độ cao, hướng sườn) làm cho chế độ mưa nước ta có sự phân hóa theo không gian.

     a. Phần hóa theo độ cao

     - Do tính chất càng lên cao càng đón nhiều gió và mưa càng nhiều nên khu vực trung du, miền núi có lượng mưa lớn hơn khu vực đồng bằng. Dẫn chứng quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm, so sánh tương quan lượng mưa giữa Tây Nguyên (trên cao nguyên Lâm Viên, Di Linh) với vùng duyên hải phía Đông hoặc khu vực núi cao Tây Bắc với khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

     b. Phần hóa theo hưởng sườn

     Những sườn đón gió thì mưa nhiều còn sườn khuất gió thì mưa ít. Do đó

     - Xét trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, các khu vực đồi núi ở phía Tây đón gió từ biển thổi vào có tổng lượng mưa lớn, trên 1600mm (dẫn chứng).

     + Móng Cái, Hà Giang mưa trên 2800mm.

     Giải thích:

     Do ở vị trí đón gió từ biển thổi vào.

     + Khu vực Trung Trung Bộ mưa trên 2800mm.

     Giải thích:

     Do có dãy Bạch Mã chắn hai loại gió Đông Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hạ.

     - Những khu vực khuất gió như Lạng Sơn, thung lũng sông Mã lượng mưa dưới 1600mm.

     c. Phân hóa theo hướng địa hình

     - Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ do có đường bờ biển song song với hướng gió nên ở đây luôn có lượng mưa ít, lượng mưa trung bình năm dưới 1200mm.

     * Đặc điểm địa hình còn gây nên đặc điểm mùa hạ khô, nóng và mưa vào thu – đông ở Duyên hải miền Trung.

     Vào mùa hè, dãy Trường Sơn chắn gió Tây Nam gây phơn cho Duyên hải miền Trung. Vào mùa thu – đông, do vị trí đón gió mùa Đông Bắc kết hợp với tác động của dải hội tụ nhiệt đới, bão... nên có mưa lớn.

     4. Dòng biển

     - Nước ta có sự hoạt động của dòng biển nóng - lạnh theo hoạt động của gió mùa.

     - Ảnh hưởng rõ nét nhất vẫn là khu vực cực Nam Trung Bộ, nơi tồn tại chồi nước lạnh ven bờ làm cho lượng mưa ở đây rất ít, từ 800 - 1200m thậm chí dưới 800mm.

     5. Frông

     - Frông là mặt giao tranh giữa hai khối khí nên trong phạm vi hoạt động của frông thường có mưa lớn.

     - Nước ta có sự hoạt động của hai loại frông là F. (frông cực) và Fr (frông nội chí tuyến), song tác động rõ nét nhất vẫn ở khu vực Duyên hải miền Trung làm cho lượng mưa ở đây lớn và lùi dần về thu – đông (do Fr).

     6. Bão

     - Do nằm trên đường di chuyển của bão nên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các cơn bão nhiệt đới xuất phát từ Biển Đông. Bão xuất hiện thường kèm theo mưa lớn.

     - Bão ảnh hưởng với tần suất lớn ở Duyên hải miền Trung làm các tháng mùa mưa ở khu vực này có lượng mưa rất lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư