Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các nhân tố tác động đến thủy chế của hai sông Thu Bồn và Đồng Nai.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 8, trang 9, trang 10, trang 12, trang 14.
1. Đặc điểm nền địa chất
- Sông Thu Bồn có thượng lưu chảy từ miền nền địa chất khó thấm nước và hạ lưu chảy ở miền địa chất dễ thấm nước.
- Sông Đồng Nai có thượng và trung lưu chảy trên miền đất đỏ badan ở Tây Nguyên nên khả năng thấm hút nước tốt. Hạ lưu chảy trên nền cuội kết, cát kết, bồi tích sỏi nên cũng thấm nước tốt.
→ Nền địa chất của sông Đồng Nai có tác dụng điều hòa thủy chế hơn sông Thu Bồn.
2. Đặc điểm địa hình lưu vực
- Sông Thu Bồn: Bắt nguồn từ cao nguyên Kon Tum ở độ cao 500 – 1000m sau đó chảy theo hướng nam – bắc vừa hạ thấp độ cao rồi chảy theo hướng đông – tây đổ ra biển. Như vậy là sông Thu Bồn có độ dốc lòng sông khá lớn do sông ngắn, ít chảy quanh co.
- Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1500 – 2500m, sau đó chảy quanh co qua nhiều bậc địa hình của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Ở hạ lưu chảy qua nền địa hình khá thấp, bằng phẳng ở độ cao dưới 200m.
→ Nhìn chung đặc điểm địa hình và hình dạng sông của sông Thu Bồn sẽ góp phần nên đặc điểm thủy chế khắc nghiệt hơn sông Đồng Nai.
3. Đặc điểm lưu vực
- Sông Thu Bồn: Diện tích lưu vực hẹp, chỉ có một phần nhỏ ở phía bắc Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, sông có ít nhánh.
- Sông Đồng Nai: Diện tích lưu vực khá lớn, phía nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có nhiều phụ lưu: sông La Ngà, sông Bé.
→ Như vậy, lưu vực của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn.
4. Thực vật
- Sông Thu Bồn: đầu nguồn diện tích rừng còn khá nhiều
- Sông Đồng Nai: Có rừng đầu nguồn ở lưu vực nhiều vì diện tích rừng ở Tây Nguyên còn lớn.
→ Đặc điểm thảm thực vật góp phần làm điều hòa cơn lũ của hai sông.
5. Khí hậu
- Lưu vực mỗi sông đều nằm trong một miền khí hậu, có sự phân mùa mưa – khô khá rõ:
+ Thu Bồn: vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
+ Đồng Nai: vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Bộ.
- Tuy nhiên có những điểm khác biệt:
+ Sông Thu Bồn: Có thượng nguồn mưa vào mùa hạ, hạ lưu mưa vào thu – đông (trạm Đà Nẵng).
+ Sông Đồng Nai: Tất cả mưa vào mùa hạ (trạm Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh).
→ Với tác động của đặc điểm khí hậu trên, thủy chế hai sông sẽ có nhiều điểm khác biệt quan trọng.
6. Hồ, đầm và nhân tố con người
- Sông Thu Bồn: Không có các hồ, đầm lớn có giá trị trị thủy.
- Sông Đồng Nai: Có hồ thủy lợi, thủy điện Trị An.
→ Yếu tố hồ Trị An sẽ góp phần làm cho lũ sông Đồng Nai lên xuống điều hòa hơn sông Thu Bồn.
7. Kết luận
Với sự tác động của các nhân tố trên, có thể thấy:
- Tổng lượng nước của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn do sông Đồng Nai có tổng diện tích lưu vực lớn hơn, có nhiều phụ lưu hơn và chiều dài lớn hơn.
- Chế độ nước cả hai sông đều phân mùa lũ – cạn rõ rệt do khí hậu phân mùa mưa – khô.
- Sông Đồng Nai sẽ có lũ vào mùa hạ do có chế độ mưa hạ ở lưu vực còn sông Thu Bồn có lũ chính vào thu - đông do mùa mưa nhiều rơi vào thời gian này. Ngoài ra, sông Thu Bồn còn có lũ Tiểu mãn do những cơn mưa giông đầu hạ kết hợp với mưa ở vùng thượng nguồn.
- Sông Đồng Nai sẽ có thủy chế điều hòa do sông chảy quanh co, nền đá dễ thấm nước, có thảm thực vật còn dày, có hồ trị thủy chứa nước và độ dốc không lớn lắm. Trong khi đó, sông Thu Bồn sẽ có lũ lên xuống đột ngột hơn do sông chảy thẳng, độ dốc lòng sông lớn, mưa tập trung.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |