Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 15
a. Khái quát: Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
b. Đặc điểm phân bố dân cư
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50 – 100 người. (Có thể tính chính xác mật độ dân số dựa vào bảng số liệu trang 5 bằng cách cộng tổng diện tích, dân số của các tỉnh thuộc Tây Nguyên).
Giải thích:
Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế...
- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp phân bố: cấp cao nhất lên tới 501 – 1000 người và thấp nhất là dưới 50 người
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201 – 500 người và 501 – 1000 người như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
+ Cấp từ 50 – 100 người và 101 – 200 người các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc..
+ Cấp dưới 50 người tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như vùng biên giới với Lào và Campuchia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |