Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
b. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chính ở nước ta.
c. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 16.
a. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc
Nước ta có 54 dân tộc anh em. Theo thống kê tại thời điểm 1/4/1999:
- Dân tộc Kinh (dân tộc Việt) có gần 66 triệu người, chiếm 86 % dân số.
- Một số dân tộc ít người có dân số khá đông:
+ Tày: 1,5 triệu người.
+ Thái: 1,3 triệu người.
+ Mường 1,1 triệu người.
+ Khơme: 1,05 triệu người.
b. Tình hình phân bố các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở nước ta
- Các dân tộc của nước ta thuộc 5 ngữ hệ với 8 nhóm ngôn ngữ
- Tình hình phân bố.
Ngữ hệ | Nhóm ngôn ngữ | Các dân tộc | Phân bố |
Nam Á | Việt – Mường | Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt. | Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. |
Khơ Me | Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơ-ho, Mnông, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Giẻ-Triêng, Tà-ôi, Mạ, Co, Chơ-ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng,Brâu, Rơ-măm, Ơ-đu. | Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk, Nông, Lâm Đồng), Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Phước, Đồng Nai. | |
Hmông – Dao | H’Mông, Dao, Pà Thẻn | Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. | |
Thái – Ka Đai | Tày – Thái | Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y | Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. |
Ka Đai | La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo | Yên Bái và dọc biên giới Lào Cai, Hà Giang. | |
Nam Đảo | Gia–Rai, Ê–đê, Chăm, Ra-Glai, Chu-Ru | Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận. | |
Hán Tạng | Hán | Hoa, Sán Dìu, Ngái | Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh. |
Tạng – Miến | Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La. | Yên Bái và dọc biên giới Trung Quốc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai Hà Giang). |
c. Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc bởi vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhưng cơ sở . hạ tầng chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng cao, còn gặp nhiều khó khăn.
- Góp phần xoá bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển giữa vùng bằng với trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xoá đói, giảm nghèo và cũng chính là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |