Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2. Tình hình phát triển và phân bố của sản xuất lâm nghiệp
a. Dựa vào biểu đồ giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp (Atlat trang 18) ta có bảng sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH
LÂM NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP NĂM 2000 VÀ NĂM 2007
Năm | 2000 | 2007 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá thực tế) | 7675,7 | 12187,9 |
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) | 4,7 | 3,6 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007: tăng được 4512,2 tỉ đồng, tăng gần 1,6 lần.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhỏ và đang có xu hướng giảm: từ 4,7% năm 2000 xuống 3,6% năm 2007.
b. Sự phân bố
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh có sự chênh lệch lớn:
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất cao chủ yếu là các tỉnh miền núi, có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn. Các tỉnh có giá trị cao nhất cả nước là: Nghệ An (440 tỉ đồng), Bắc Giang (390 tỉ đồng), Thanh Hóa (360 tỉ đồng), Yên Bái (350 tỉ đồng)... Đây cũng là các tỉnh có diện tích rừng nguyên liệu lớn ở nước ta.
+ Các tỉnh có giá trị sản xuất thấp chủ yếu là các tỉnh đồng bằng, có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng thấp như các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |