Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất ở nước ta hiện nay.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 4, trang 5; trang 8, trang 9, trang 10, trang 11, trang 15, trang 29
Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất ở nước ta hiện nay vì đã hội tụ được nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế của vùng.
1. Thuận lợi
a. Vị trí địa lý
- Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước).
- Giáp với Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản). Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ (vùng nguyên liệu thuỷ sản và cây công nghiệp).
- Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ (nhất là đồng bằng sông Cửu Long).
b. Thế mạnh về tự nhiên
- Đất trồng
+ Đất feralit phát triển trên đá badan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích cả vùng.
+ Đất xám trên phù sa cổ tập trung thành vùng lớn (ở Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Ngoài ra còn có đất phù sa của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn tuy diện tích không lớn.
+ Ven biển có đất phèn.
+ Cơ cấu đất trên thích hợp thành các vùng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, cacao...), cây công nghiệp hàng năm (mía, đậu tương, thuốc lá, lạc...), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm
chôm, mít...).
- Khí hậu:
+ Khí hậu cận xích đạo, ít bị ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây nhiệt đới với năng suất cao, ổn định.
+ Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài (từ tháng XI – tháng IV), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất sinh hoạt, thuỷ triều xâm nhập sâu vào nội địa.
- Tài nguyên nước:
Quan trọng nhất là nguồn nước của hệ sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn có giá trị về nhiều mặt (thuỷ điện, giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt).
- Tài nguyên lâm nghiệp:
Tuy không nhiều nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu cho liên hiệp giấy Đồng Nai, các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch (rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn quốc gia Cát Tiên, Bù Gia Mập...).
- Tài nguyên khoáng sản
+ Dầu khí ở vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầu, khí của cả nước).
+ Vật liệu xây dựng: sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương).
- Tài nguyên biển:
+ Thuỷ sản: có trữ lượng lớn với các ngư trường: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và gần ngư trường Trường Sa.
+ Du lịch biển: Có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo...
c. Thế mạnh về kinh tế – xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động
+ Dân số khoảng 12,8 triệu người (năm 2008), chiếm 14,9% dân số cả nước
+ Tập trung nhiều lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật.
+ Nguồn lao động có tính năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật
+ Là vùng có cơ sở vật chất – kỹ thuật hoàn thiện vào loại nhất cả nước.
+ Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển khá tốt, đặc biệt là đầu mối giao thông vận tải ở Thành phố Hồ Chí Minh (với cảng quốc tế Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất).
+ Các cơ sở hạ tầng khác (mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng, giải trí...) phát triển hơn các vùng khác trong nước.
+ Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất có năng lực sản xuất lớn.
+ Thu hút được vốn đầu tư lớn nhất cả nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |