Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Điểm nhìn: Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật. Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. (VD: Ban đầu Kim Lân miêu tả Tràng qua ngoại hình, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống, sau đó từ điểm nhìn bên trong, Kim Lân cho người đọc thấy suy nghĩ tâm trạng của Tràng sau khi có vợ).
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”), lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được), lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…” Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |