Học sinh trình bày các kết quả thu được trên từng loại lá và cho nhận xét về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
NHẬN BIẾT, TÁCH CHIẾT CÁC SẮC TỐ TRONG LÁ CÂY
- Tên thí nghiệm: Nhận biết, tách chiết các sắc tố trong lá cây.
- Nhóm thực hiện: ………………
- Kết quả và thảo luận:
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích kết quả thí nghiệm về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng.
Chú ý:
+ Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém trong nước. Điều này được thể hiện thông qua sự khác nhau về màu sắc của các dịch lọc ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng (Ví dụ: dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng dung môi hữu cơ có màu xanh lục, dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng nước có màu xanh lục nhạt).
Chạy sắc kí tách chiết sắc tố quang hợp của lá khoai lang
(a) thí nghiệm và (b) kết quả
+ Mỗi loại lá cây có thể có thành phần các sắc tố khác nhau, dịch chiết sẽ có màu tương ứng với màu sắc của lá cây (Ví dụ: dịch chiết của lá cây khoai lang có màu xanh lục, dịch chiết của lá cây rau rền có màu đỏ tía vì lá cây khoai lang có hàm lượng diệp lục (có màu xanh lục) cao còn lá cây rau rền có chứa nhiều anthocyanin (có màu đỏ tía) cao).
- Kết luận:
+ Lá cây chứa nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau như chlorophyll, carotenoid,…
+ Các sắc tố hòa tan trong dung môi hữu cơ, do đó có thể dùng dung môi hữu cơ để tách sắc tố quang hợp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |