Hãy chỉ ra các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học sau.
Khi quan sát chậu cây cảnh của gia đình để bên cửa sổ, bạn An thấy cây mọc uốn cong, vươn ra ngoài cửa sổ. Bạn An đặt câu hỏi: “Vì sao cây lại uốn cong ra phía cửa sổ?”. Bạn An cho rằng “có thể ánh sáng là yếu tố tác động làm cho cây uốn cong, vươn ra phía ngoài cửa sổ”. Sau đó, bạn An là một thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai chậu cây đậu non giống nhau. Chuẩn bị hai hộp giấy đen có kích thước như nhau (có thể đặt được chậu cây đậu non vào trong). Cả hai hộp đều có nắp đậy ở phía trên. Hộp giấy 1 có cửa sổ phía trên nắp hộp, hộp giấy 2 có cửa sổ ở một mặt bên của hộp. Đặt chậu cây A vào hộp giấy 1 và chậu cây B vào hộp giấy 2. Để cả hai hộp ngoài ánh sáng, sau hai tuần, bạn An quan sát thấy ở chậu A cây đậu mọc thẳng hướng lên cửa sổ phía trên nắp hộp 1, chậu B cây đậu mọc uốn cong về phía cửa sổ ở một mặt bên của hộp 2. Sau khi thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm, bạn An kết luận “ánh sáng là yếu tố kích thích ngọn cây đậu phản ứng hướng về phía ánh sáng”.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học trên là:
Bước 1. Quan sát và đặt câu hỏi
Khi quan sát chậu cây cảnh của gia đình để bên cửa sổ, bạn An thấy cây mọc uốn cong, vươn ra ngoài cửa sổ. Bạn An đặt câu hỏi “Vì sao cây lại uốn cong ra phía cửa sổ?”.
Bước 2. Hình thành giả thuyết khoa học
Bạn An cho rằng “có thể ánh sáng là yếu tố tác động làm cho cây uốn cong, vươn ra phía ngoài cửa sổ”.
Bước 3. Kiểm tra giả thuyết khoa học
Bạn An làm một thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai chậu cây đậu non giống nhau. Chuẩn bị hai hộp giấy đen có kích thước như nhau (có thể đặt được chậu cây đậu non vào trong). Hộp giấy 1 có cửa sổ phía trên nắp hộp; hộp giấy 2 có cửa sổ ở một mặt bên của hộp. Đặt chậu cây A vào hộp giấy 1 và chậu cây B vào hộp giấy 2. Để cả 2 hộp ngoài ánh sáng trong hai tuần liên tục.
Bước 4. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
(1) Vấn đề nghiên cứu: Tác động của ánh sáng tới sinh trưởng của thực vật.
(2) Tên nhóm nghiên cứu: An.
(3) Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Kiểm tra “Vì sao cây lại uốn cong ra phía cửa sổ?”.
(4) Giả thuyết khoa học: “Có thể ánh sáng là yếu tố tác động làm cho cây uốn cong, vươn ra phía ngoài cửa sổ”.
(5) Kiểm tra giả thuyết khoa học:
- Thiết kế mô hình thực nghiệm: Chuẩn bị hai chậu cây đậu non giống nhau. Chuẩn bị hai hộp giấy đen có kích thước như nhau (có thể đặt được chậu cây đậu non vào trong). Hộp giấy 1 có cửa sổ phía trên nắp hộp; hộp giấy 2 có cửa sổ ở một mặt bên của hộp. Đặt chậu cây A vào hộp giấy 1 và chậu cây B vào hộp giấy 2. Để cả 2 hộp ngoài ánh sáng trong hai tuần liên tục.
- Mô tả cách thu thập dữ liệu thực nghiệm: Quan sát cây đậu sinh trưởng (ngọn cây đậu mọc hướng về phía có ánh sáng).
- Kết quả thực nghiệm: Sau hai tuần, bạn An quan sát thấy ở chậu A, cây đậu mọc thẳng hướng lên cửa sổ phía trên nắp hộp 1; ở chậu B, cây đậu mọc uốn cong về phía cửa sổ ở một mặt bên của hộp 2.
- Phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra nhận xét: Kết quả thực nghiệm cho thấy sự sinh trưởng cây đậu A và cây đậu B khác nhau tùy thuộc vào hướng ánh sáng chiếu vào qua cửa sổ mỗi hộp.
(6) Kết luận: Ngọn cây đậu luôn mọc hướng về phía có ánh sáng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |