Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi trong đoạn văn sau: a) Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm ban hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị tham gia. Tôi rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng về anh... Nhóm thi đấu ...

Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi trong đoạn văn sau:

a) Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm ban hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị tham gia. Tôi rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng về anh... Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi. Tôi vùng vẫy trong nước nhưng không thể bơi tiếp, không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê mẩn, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi. Mau tỉnh lại đi em.”. Cho đến khi tỉnh lại, tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhàng. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kì!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Em cảm ơn anh!”. Nhờ có chải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết.

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá.

(Sai vì thiếu dấu làm rõ thành phần phụ trú)

-……………………………………….

-……………………………………….

-……………………………………….

-……………………………………….

- Một lần, tôi và anh Hoàng - anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá.

(Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy)

-……………………………………….

-……………………………………….

-……………………………………….

-……………………………………….

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19
0
0
Tô Hương Liên
11/09/2024 10:26:55

a)

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá.

(Sai vì thiếu dấu làm rõ thành phần phụ trú)

- Phía đằng xa một nhóm học sinh đang thi bơi lội.

(Thiếu dấu phẩy ngăn cách giữa thành phần trạng ngữ và thành phần chính trong câu)

- Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua.

(Câu “Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu.” chưa có đủ thành phần chính, mới chỉ là trạng ngữ)

- Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi.

(Thiếu dấu ngoặc kép của câu nói được dẫn trực tiếp)

- Trong lúc mê mẩn, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: …

(Dùng từ “mê mẩn” không phù hợp)

- Nhờ có chải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết. 

(Sai lỗi chính tả: ch/tr)

- Một lần, tôi và anh Hoàng -  anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá.

(Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy)

- Phía đằng xa, một nhóm học sinh đang thi bơi lội.

(Thêm dấu phẩy vào sau cụm từ “Phía đằng xa”)

- Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu, hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua.

(Bỏ dấu chấm, thay bằng dấu phẩy giữa hai câu)

- Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.

(Thêm dấu ngoặc kép)

- Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: …

(Thay từ cho phù hợp)

- Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết. 

(Sửa lỗi chính tả: ch/tr)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×