Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giả sử, trong một giờ sinh hoạt lớp đầu năm học, lớp em tổ chức thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?”. Em được phân công ghi biên bản của buổi thảo luận đó. Em sẽ ghi như thế nào? a) Để chuẩn bị cho việc ghi biên bản của buổi thảo luận trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích ghi biên bản là gì? - Em cần chuẩn bị phương tiện gì để ghi biên bản? - Bố cục của biên bản thế nào? - Hãy tưởng tượng và ghi lại những ý kiến ...

Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giả sử, trong một giờ sinh hoạt lớp đầu năm học, lớp em tổ chức thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?”. Em được phân công ghi biên bản của buổi thảo luận đó. Em sẽ ghi như thế nào?

a) Để chuẩn bị cho việc ghi biên bản của buổi thảo luận trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Mục đích ghi biên bản là gì?

- Em cần chuẩn bị phương tiện gì để ghi biên bản?

- Bố cục của biên bản thế nào?

- Hãy tưởng tượng và ghi lại những ý kiến trao đổi của các bạn trong lớp em về chủ đề này.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
17
0
0
Phạm Văn Bắc
11/09 10:23:51

a) Lập ý

- Mục đích: Ghi chép nội dung buổi thảo luận.

- Phương tiện để ghi biên bản: giấy, bút.

- Bố cục biên bản:

+ Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả các sự việc.

+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên.

- Ý kiến trao đổi:

+ Xây dựng cho mình một thói quen học tập tốt:

Mang đầy đủ tài liệu, sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau)

Thực hiện các bước học tập như: soạn – nghe – thảo luận – ghi chép – ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.

+ Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Hiện nay, sơ đồ tư duy được áp dụng phổ biến trong học tập cũng như trong cuộc sống, được đánh giá là “công cụ vạn năng cho bộ não”. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong học Ngữ Văn sẽ giúp một khối kiến thức đồ sộ trở nên đơn giản, bắt mắt và thú vị hơn rất nhiều.

+ Học theo đặc trưng của từng phân môn

Đọc – hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện – giải mã – bình giá – suy luận các chi tiết trong văn bản.

Tiếng việt: Nắm vững khái niệm để vận dụng giải bài tập

Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, lập dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài

+ Đọc, đọc và đọc thật nhiều

Tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày điều đó sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ vựng và vốn sống. Như thế khi làm văn sẽ dễ dàng hơn, bài viết của bạn cũng sẽ sinh động hơn. Và tất nhiên điểm sẽ cao hơn rồi.

+ Rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập

Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan.

Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm.

Tham khảo bài viết điểm cao của lớp để học tập.

+ Hãy học Ngữ Văn với một niềm yêu thích thực sự

Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Hãy nhớ việc học Ngữ Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Ngữ Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×