Lập bảng thống kê một thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam theo mẫu sau vào vở:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tên thiên tai | Nơi thường xảy ra | Nguyên nhân | Hậu quả | Biện pháp phòng chống |
Hạn hán | Có thể xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước với mức độ và thời gian khác nhau. Hạn nặng và rất nặng tập trung ở vùng phía nam từ vĩ độ 16 độ trở xuống. | - Nguyên nhân tự nhiên: thiếu hụt lượng mưa hoặc không có mưa trong thời gian dài, mùa mưa đến chậm,…; tình trạng suy giảm khả năng điều tiết nguồn nước của rừng, đất không có khả năng giữ nước mưa; ảnh hưởng của hiện tượng En Ni-nô. - Nguyên nhân con người: sử dụng lãng phí, chưa hợp lí tài nguyên nước, nhu cầu nước gia tăng do nhu cầu sản xuất; quy hoạch sử dụng nước chưa phù hợp, điều tiết nguồn nước còn hạn chế; sự biến đổi khí hậu do tác động của con người gây biến động trong chế độ mưa, thiếu hụt mưa trong mùa khô làm tăng nguy cơ hạn hán; phá rừng làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực nước ngầm; khai thác cạn kiệt nước ngầm,… | - Gây thiệt hại cho con người: thiếu nước cho sinh hoạt, thiếu lương thực, thực phẩm; nguy cơ bùng phát dịch bệnh. - Gây thiệt hại cho sản xuất: làm giảm năng suất, diện tích và sản lượng cây trồng, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm; thiếu thức ăn, nước uống cho vật nuôi; ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản; gây khó khăn cho quá trình vận hành để phát diện của nhà máy điện cũng như việc điều tiết nước cho sản xuất,… - Gây thiệt hại về môi trường: tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất; hủy hoại môi trường sống của sinh vật, giảm chất lượng không khí; làm xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn,… | - Trước khi hạn hán: thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo hạn hán; xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi, sửa chữa đường nước bị vỡ, rò rĩ; dự trữ nước; thiết lập hệ thống thu gom và trữ nước mưa,… - Trong khi hạn hán: theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết; vận hành hợp lí các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước. - Sau khi hạn hán: kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp. |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |