Nêu những nét chính về Hồi giáo ở Việt Nam.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nguồn gốc:
+ Hồi giáo (còn gọi là đạo Hồi hoặc đạo I-xlam) ra đời vào thế kỉ VII tại bán đảo Ả Rập, người sáng lập là Mô-ha-mát. Hồi giáo tôn thờ thánh A-la (Thượng đế, Đấng Tối cao, Đổng Duy nhất). + Trong quá trình phát triển, Hồi giáo có sự phân hoá thành các hệ phái khác nhau.
- Quá trình du nhập và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam:
+ Ở Việt Nam, Hồi giáo được tiếp nhận đầu tiên bởi người Chăm vào khoảng thế kỉ X.
+ Trong các thế kỉ XV - XVII, Hồi giáo đã phổ biến trong cộng đồng người Chăm.
+ Từ thế kỉ XIX, Hồi giáo từng bước phát triển ở vùng Đông Nam Bộ.
+ Hiện nay, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam được chia thành hai nhóm chính là cộng đồng Chăm Bà-ni (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận) và cộng đồng Chăm I-xlam (tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh An Giang và một số làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận).
- Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội:
+ Tín đồ Hồi giáo thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin, gồm: tuyên xưng đức tin, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, hành hương. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện trong cộng đồng Chăm I-xlam. Đối với cộng đồng Chăm Bà-ni, các tín đồ chủ yếu đi lễ, dâng lễ ở thánh đường và giữ kiêng kị trong ăn uống.
+ Về lễ nghỉ, tín đồ Hồi giáo thực hiện một số lễ vòng đời quan trọng như lễ đặt tên, lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang... Những lễ này thực hiện theo đúng quy định của giáo luật hoặc được cải biến ít nhiều.
+ Các lễ tết lớn của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam là tháng lễ Ra-ma-dan (tháng 9 lịch Hồi giáo), lễ cầu an Tô-lắc ba-la (tháng 2 lịch Hồi giáo), lễ kỉ niệm ngày sinh của Đức Mô-ha-mát (tháng 3 lịch Hồi giáo), tết Roi-y-a Ha-gi (tháng 12 lịch Hồi giáo),...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |