Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện cùng sáng tác về một đề tài hoặc cùng nói về một loại nhân vật.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài làm
Cả hai tác phẩm "Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên" và truyện cổ tích "Thạch Sanh" đều sử dụng yếu tố kì ảo, và điều này tạo ra nhiều điểm tương đồng giữa chúng. Trước hết, trong cả hai tác phẩm, chúng ta thấy xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thực. Trong "Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên", các nhân vật kì ảo được mô tả rất chi tiết, mang đầy ý nghĩa sâu xa. Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, hay nhân vật Thổ Công - người giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, tất cả đều là hiện thân của cái ác và giả dối. Trong khi đó, Diêm Vương, người đứng đầu Minh ti, cũng là một nhân vật kì ảo, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Tương tự, trong truyện "Thạch Sanh", cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như Ngọc Hoàng, thái tử, chằn tinh và các đồ vật thần kỳ như niêu cơm thần ăn mãi không hết, tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan. Ngoài ra, cả hai tác phẩm đều có mô típ về vong hồn tồn tại sau khi chết và sự phân chia Thiện - Ác trong thế giới thần linh, những yếu tố này là những điểm quen thuộc Tuy vậy, việc sử dụng yếu tố kì ảo trong cả hai tác phẩm lại có những điểm khác biệt đáng chú ý. Đầu tiên, là sự xuất hiện của nhân vật chính. Trong "Chuyện Chức phán sự Đền Tản Viên", nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu một cách cụ thể và chi tiết. Tên và nơi sinh của Ngô Tử Văn được liên kết với những địa điểm thực tế như "huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang". Trong khi đó, nhân vật chính của truyện cổ tích "Thạch Sanh" có một nguồn gốc xuất thân hoàn toàn kì ảo. Thạch Sanh được mô tả là một thái tử, nhưng lại được sinh ra từ một gia đình giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ mọi người, một nguồn gốc không có thực trong thế giới thực tế.
Tuy vậy, việc sử dụng yếu tố kì ảo trong cả hai tác phẩm lại có những điểm khác biệt đáng chú ý. Đầu tiên, là sự xuất hiện của nhân vật chính. Trong "Chuyện Chức phán sự Đền Tản Viên", nhân vật chính là Ngô Tử Văn, được tác giả giới thiệu một cách cụ thể và chi tiết. Tên và nơi sinh của Ngô Tử Văn được liên kết với những địa điểm thực tế như "huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang". Trong khi đó, nhân vật chính của truyện cổ tích "Thạch Sanh" có một nguồn gốc xuất thân hoàn toàn kì ảo. Thạch Sanh được mô tả là một thái tử, nhưng lại được sinh ra từ một gia đình giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ mọi người, một nguồn gốc không có thực trong thế giới thực tế. Sự khác biệt tiếp theo nằm ở kết thúc của hai tác phẩm. Trong "Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên", Ngô Tử Văn trở về và nhận chức phán sự đền Tản Viên, thể hiện sự công bằng và can đảm của một kẻ sĩ trong việc đấu tranh cho sự công lý, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người yếu thế. Trong khi đó, ở truyện cổ tích "Thạch Sanh", Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôi vua, thể hiện triết lý sống "ở hiền gặp lành" và nguyên tắc báo ứng của kẻ ác. Về giá trị của tác phẩm, mỗi tác phẩm đều đặt nặng vào một mô típ chuyện riêng biệt. "Thạch Sanh" nhấn mạnh vào triết lý sống và nguyên tắc báo ứng, trong khi "Chuyện Chức phán sự Đền Tản Viên" đề cao sự cứng cỏi và can đảm trong việc tìm kiếm công bằng và sự công lý. Điều này thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của văn học dân gian, mỗi tác phẩm mang một thông điệp riêng biệt và giá trị độc đáo của mình.
Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo trong thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian: Sự xuất hiện của những nhân vật kì ảo không có thực hay là mô típ truyện có những chi tiết hoang đường, huyền ảo như: người chết sống lại, thế giới thần linh cũng phân chia thiện ác… Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”.. Vì lẽ đó, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực đan xen vào nhau, cùng tồn tại để bộ lộ tư tưởng của tác giả. Điều này khác với truyền cổ tích Thạch Sanh khi mà yếu tố kì ảo có vai trò to lớn, không thể thiếu trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột: chiếc đàn thần, niêu cơm của Thạch Sanh….
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |