Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX) không thành công đều gắn liền với những nguyên nhân cụ thể:
+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.
+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.
+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |