Tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn về một trong những vấn đề sau:
- Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?
- Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc?
- Thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời:
* Bài nói tham khảo đề 1:
- Nguyễn Văn A: Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Theo bạn, quê hương được hiểu thế nào?
- Nguyễn Văn B: Theo tôi, Quê hương - nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.
- Nguyễn Văn A: Theo bạn, quê hương có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
- Nguyễn Văn B: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.
- Nguyễn Văn A: Dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Hành trang mà mỗi người cần có khi rời xa quê hương đó là gì?
- Nguyễn Văn B: Trong cuộc sống muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Cần cố gắng nỗ lực hết mình để mang theo những ước mơ khát vọng to lớn đi ra xa hơn. Luôn giữ trong mình tình yêu quê hương sâu sắc. Luôn hướng về quê hương, khi thành công hãy quay về để giúp đỡ quê hương phát triển hơn.
- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
* Bài nói tham khảo đề 2:
- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá trị văn hoá, bền vững, phản ánh những diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,… của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành, hun đúc, bổ sung và lan toả từ trong lịch sử dân tộc, trở thành những tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, bản sắc văn hóa được thể hiện như thế nào?
- Nguyễn Văn B: Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua bản chất văn hoá, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan; thể hiện qua cách tư duy, lối sống lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người; thể hiện qua những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn hoá nghệ thuật,…
- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò rất lớn trong thời cuộc ngày nay. Bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi khu vực sẽ đem lại dấu ấn khó phai đối với người bạn nước ngoài khi ghé thăm. Họ sẽ được thưởng thức và khám phá những văn hoá mới lạ, chiêm nghiệm chúng. Từ đó đất nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với những nét văn hoá độc đáo và thu hút. Là một người trẻ tuổi, bạn có thể làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
- Nguyễn Văn B: Bởi vậy trong thời đại ngày nay thì bản sắc văn hoá dân tộc cần được vun đắp, gìn giữ và phát triển thật mạnh mẽ. Trách nhiệm của người trẻ tuổi càng quan trọng hơn khi phát triển đất nước nhưng cũng cần gìn giữ lại những nét độc đáo, riêng biệt của dân tộc ta tránh bị hoà tan vào những điều mới mẻ của thế giới.
+ Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian. Mỗi thế hệ, mối tầng lớp, mỗi đối tượng cần chủ động thực hiện những công tác phù hợp để gìn giữ và lan toả về những truyền thống tốt đẹp của người Việt.
+ Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
+ Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
- Nguyễn Văn A: Như vậy có thể thấy để truyền thống văn hoá dân tộc được giữ gìn cần có sự quan tâm, hỗ trợ của những cơ quan chính quyền nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần văn hoá dân tộc trong nhân dân. Từ đó nhân dân có khả năng phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương mình, tạo nên một đất nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
* Bài nói tham khảo đề 3:
- Nguyễn Văn A: Trong thời đại phát triển của công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn, người đọc gặp những thách thức không nhỏ, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tự đọc, vận dụng những điều hữu ích thu nhân được từ việc đọc vào cuộc sống. Bạn có thường xuyên đọc thơ không?
- Nguyễn Văn B: Tôi vẫn thường xuyên đọc thơ.
- Nguyễn Văn A: Thời đại 4.0 như ngày nay, thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn?
- Nguyễn Văn B: Theo tôi, thơ vẫn còn sức hút.
- Nguyễn Văn A: Vì sao bạn lại cho rằng như vậy?
- Nguyễn Văn B: Tôi cho là như vậy, vì Thơ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người với những điểm sau:
+ Thơ là một phương tiện tuyệt vời để thể hiện cảm xúc, tình cảm và suy tư của con người. Những bài thơ có thể chứa đựng những tâm trạng sâu lắng, những suy tư tinh tế mà ngôn từ thông thường khó mô tả được.
+ Việc viết thơ không chỉ giúp người viết thể hiện bản thân mình mà còn khơi gợi sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt của họ
+ Thơ thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp, ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, tình bạn, hiện thực xã hội và nhiều chủ đề khác
+ Đọc thơ có thể mang lại niềm vui, sự thư giãn và cảm giác thoải mái cho người đọc, giúp họ tìm lại sự yên bình trong cuộc sống bận rộn.
+ Thơ là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống dân tộc, giúp duy trì và phát triển giá trị văn hóa của một cộng đồng.
Với những vai trò đa dạng và ý nghĩa sâu sắc như vậy, thơ có thể coi là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, ảnh hưởng đến tâm hồn và cuộc sống của con người một cách tích cực.
- Nguyễn Văn A: Bạn có thể chia sẻ một số cách để làm tăng sức hút của thơ trong cuộc sống ngày nay không?
- Nguyễn Văn B: Tôi sẵn sàng chia sẻ. Để tăng sức hút của thơ, bạn có thể thử áp dụng những cách sau:
+ Chọn các chủ đề mà người đọc quan tâm hoặc gần gũi với họ.
+ Sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh sinh động và câu văn uyển chuyển để làm cho bài thơ thú vị hơn.
+ Sử dụng các phương tiện như nhịp điệu, âm nhạc, thơ ca để tạo điểm nhấn và làm cho bài thơ thu hút hơn.
+ Thử nghiệm với các kỹ thuật sáng tạo, biến đổi cấu trúc để tạo sự mới lạ và độc đáo. Nhớ rằng, sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật của bạn sẽ giúp tăng sức hút của thơ một cách đáng kể.
- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |