Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thành lập nhóm và thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội mà nhóm quan tâm, sau đó viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án.

Thành lập nhóm và thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội mà nhóm quan tâm, sau đó viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
7
0
0

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Cần lựa chọn đề tài có tính cụ thể, khả thi và phù hợp với khả năng nghiên cứu của nhóm. Có thể tham khảo một số đề tài gợi ý sau:

+ Thực trạng lạm dụng mạng xã hội của học sinh

+ Thể loại âm nhạc mà phần lớn học sinh yêu thích

+ Sự quan tâm của học sinh đối với thể thao điện tử

+ Biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ của học sinh hiện nay

+ Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh

+ …

- Trước khi viết báo cáo kết quả của bài tập dự án, cần xác định: Bài báo cáo kết quả của bài tập sự án được viết nhằm mục đích gì? Người đọc bài báo cáo kết quả của bài tập dự án có thể là ai? Mục tiêu nghiên cứu của dự án là gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì? Để thực hiện nghiên cứu, cần dựa trên cơ sở lí thuyết nào? Cách thức điều tra thu thập dữ liệu; công cụ thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu là gì? Cần sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào để phù hợp với nội dung nghiên cứu?

+ Thu thập một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí khoa học,… Dữ liệu, thông tin từ các nguồn cần đa dạng, đáng tin cạy và cập nhật để bài nghiên cứu có cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề.

Lưu ý: Xem lại phần Viết của Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Ngữ văn 11, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) để biết cách lập danh mục tài liệu tham khảo.

Bước 2: Phác thảo để cương báo cáo

Sau khi lập danh mục các tài liệu liên quan, bạn cần đọc kĩ tài liệu, trên cơ sở đó, phác thảo dể cương báo cáo kết quả thực hiện dự án gồm các mục chính sau: Mở đầu, Nội dung nghiên cứu và Kết luận.

Bước 3: Thực hiện dự án

- Dựa trên các tài liệu đã đọc, phác thảo cơ sở lí thuyết để xác lập cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề xã hội đã chọn (điều tra, khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp để giải quyết thực trạng).

- Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng các công cụ thu thập phù hợp (xem lại Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan).

- Phân tích, xử lí dữ liệu thu thập được bằng các công cụ phù hợp như Exel, SPSS,…

Bước 4: Viết bài báo cáo kết quả thực hiện dự án

Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, viết bài báo cáo kết quả thực hiện gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung nghiên cứu và Kết luận; thể hiện kết quả nghiên cứu bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu,… trình bày trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo đúng quy cách.

Bài viết tham khảo

Báo cáo tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em

Tóm tắt:

Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....

1. Đặt vấn đề

1.1. Mục đích

- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

1.2. Nhiệm vụ

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).

1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.

Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp tổng hợp, hệ thống

2.  Kết quả nghiên cứu

2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.

Facebook thật sự đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chúng tôi có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, chúng tôi dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Nhiều lúc, chúng tôi cảm giác khó chịu khi đường truyền internet chặn Facebook vì một lý do nào đó. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, bản thân chúng tôi ít nhiều bị sự thu hút từ mạng xã hội Facebook làm tác động và một số bạn khác cũng như vậy.

Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh để từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh.

2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh

Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng.

2.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:

Đây có thể coi là mục đích chính học sinh khi sử dụng Facebook vì chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến.

2.2 Giao lưu, kết nối bạn bè:

Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian.

2.3. Giải trí:

Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger... Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè.

2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh

2.4.1 Những tác động tích cực

Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân.

2.4.2 Những tác động tiêu cực

Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát

2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh

2.5.1. Biện pháp từ cá nhân.

- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?

Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn sinh viên phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề.

- Biện pháp từ cộng đồng.

Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.

Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sự dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kĩ năng giao tiếp, ứng xử.

Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau

3. Kết luận

Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.

Vì thế, mỗi học sinh nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng.

Tài liệu tham khảo

1. Bài viết: “Nghiện” Facebook: Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ! – Tác giả: TC

2. Bài viết: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh thiếu niên trong thời đại đa truyền thông. – Tác giả: Lê Thị Dung – Mai Thanh Thảo.

3. Bài viết: 10 tác động của Facebook đến cuộc sống mọi người – Tác giả: Bảo Bình/ Theo PCW

4. Bài viết: Báo động “văn hóa mạng xã hội” trong giới trẻ. Tác giả: Nguyễn Hoàng

5. Bài viết: Nhận diện những tác động tiêu cực của internet đối với giới trẻ.

Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, đọc lại bài báo cáo và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả bài tập dự án về một vấn đề xã hội

 

Sau khi đọc lại và chính sửa, ghi lại những kinh nghiệm rút ra khi viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Trả lời:

Khi viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án về một vấn đề xã hội, có một số kinh nghiệm:

- Đầu tiên, nêu rõ vấn đề xã hội mà bạn đã nghiên cứu và mô tả ngắn gọn về nó.

- Sau đó, trình bày các phương pháp và quy trình bạn đã sử dụng để thực hiện. Bạn cũng nên đưa ra kết quả cụ thể và phân tích chúng một cách chi tiết.

- Cuối cùng, hãy rút ra những kết luận và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề xã hội đó.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k