Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa thời Lý.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện:
- Nông nghiệp được nhà nước chăm lo thông qua các chính sách:
+ Chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
+ Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,...
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
- Thủ công nghiệp phát triển với trình độ cao.
- Thương nghiệp: việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
b) Chính trị
- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt.
- Tổ chức bô máy nhà nước: xây dựng hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
- Luật pháp: ban hành bộ luật Hình thư.
- Quân đội gồm: cấm quân, quân địa phương, thực hiện “ngụ binh ư nông”…
- Đối nội: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc.
- Đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
c) Xã hội
- Xã hội chia thành 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc.
+ Giai cấp bị thống trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.
- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.
- Mối quan hệ giữa các giai cấp vẫn hài hòa, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
d) Văn hóa – giáo dục:
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ, ca, tản văn…
- Đạo Phật thịnh hành, được đông đảo quý tộc, quan lại và nhân dân tin theo.
- Các loại hình nghệ thuật dân gian như: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,... phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu.
- Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa quy củ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |