Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nhan đề bài thơ là một tổ hợp từ ngữ khá đặc biệt, ở đó có sự ghép nối giữa một từ chỉ thời gian (mùa xuân) với một từ chỉ trạng thái mang tính vật chất của sự vật (chín). Đây là một kiểu tổ hợp từ ngữ khá phổ biến của thơ hiện đại mà các nhà Thơ mới là những người ghi được dấu ấn đậm nét đầu tiên, góp phần vật chất hoá những ý niệm trừu tượng, mơ hồ nhằm tác động mạnh vào tri giác của người đọc theo đòi hỏi của thi pháp thơ lãng mạn.
- Cụm từ “mùa xuân chín” một mặt gợi liên tưởng về sự viên mãn của mùa xuân, mặt khác gây ám ảnh không dứt về “độ phai tàn sắp sửa” Xuyên suốt bài thơ, hai thái cực này của “mùa xuân chín” được tác giả đồng thời tô đậm. Tiếng đàn thơ đang lảnh lót ngân vang cùng “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” bỗng hạ xuống cung trầm với một lời nhắc chứa đựng thoáng giật mình thảng thốt: “- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”. Sự đối lập giữa hình ảnh “Bao cô thôn nữ hát trên đồi” với “- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc” cũng mở rộng, khơi sâu thêm những ấn tượng đã được báo hiệu từ nhan đề.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |