Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con gà rừng ăn lẫn với công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
Mà để láng giềng ai hay?
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa líu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
Chờ cho bông lúa chín vàng,
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa líu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)
Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dòng tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện qua lời thoại là: ấm ức => bất bình =>
nôn nao với ước mơ hạnh phúc => bất bình. Rõ ràng, đây không phải là dòng tâm trạng thuần nhất vì có sự đan xen, pha trộn, thiếu rành mạch của nhiều cảm giác, cảm xúc khác nhau. Trong ba dòng đầu, cảm giác ấm ức được thể hiện rõ, nhưng sang dòng thứ tư, lời hát trở nên nhẹ nhõm, bộc lộ niềm mơ ước sum vầy. Bỗng chốc, cảm giác nhẹ nhõm ấy bị cắt ngang với “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”. Nhưng ngay lập tức, kí ức về một thời nhân vật còn nuôi hi vọng về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc lại kéo đến, khiến lời hát vang lên âm điệu rộn ràng. Cuối đoạn lời thoại, sự bất bình quay trở lại, như một ám ảnh không thôi của thực tại não nề.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |