Các nước châu Âu đã nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể giữa hai cuộc chiến tranh thế giới như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Từ năm 1919 đến năm 1922, các nước châu Âu họp và kí kết nhiều hiệp ước trong hệ thống Vécxai và hệ thống Oasinhtơn nhằm chia nhau quyền lợi, thiết lập trật tự thế giới mới, đặt cơ sở xây dựng an ninh tập thể. Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 - 1920) đã thành lập Hội Quốc liên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
- Ở châu Âu cũng diễn ra hàng loạt hội nghị về hòa bình và an ninh tương hỗ giữa các nước, như:
+ Hội nghị Giê-nô-va (Italia) tháng 4 và 5/1922 với sự tham gia của 29 nước, bàn về các vấn đề của châu Âu;
+ Hội nghị Lô-các-nô (Thụy Sỹ) tháng 10/1925 bàn về an ninh tập thể ở châu Âu;
+ Hiệp ước Bri-ăng Ken-lốt-giơ tháng 8/1928 với 57 quốc gia tham gia, cam kết từ bỏ chiến tranh;
+ Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) từ năm 1932 đến 1935 với 63 quốc gia tham gia, đưa ra vấn đề loại trừ chiến tranh, bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế.
- Từ năm 1933 đến năm 1939, nhiều hiệp ước an ninh tương hỗ được kí kết về an ninh tập thể ở châu Âu (Hiệp ước Liên Xô - Pháp, Hiệp ước Liên Xô - Tiệp Khắc,..)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |