Em hãy sưu tầm các quy định pháp luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp, giải quyết tranh chấp lao động và xây dựng thành bộ câu hỏi (có đáp án) để sử dụng cho buổi toạ đàm với chủ đề: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Lao động.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(*) Tham khảo: Một số câu hỏi về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
♦ Câu hỏi số 1: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ? Chính sách này có ý nghĩa thế nào đối với đời sống người lao động?
Đáp:
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Chính sách bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH). Chính sách BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, bao gồm 02 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, trong đó chính sách BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.
- Chính sách BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất lớn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động.
- Chính những lợi ích thiết thực do BHXH tự nguyện mang lại nên những năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên. Theo BHXH Việt Nam, năm 2008, cả nước có 6.000 người tham gia BHXH tự nguyện, đến năm 2018, con số này tăng lên 320.000 người và tính đến tháng 6/2019 là 420.000 người, tăng rất nhanh so với những năm trước đó.
- Để khuyến khích hơn nữa người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Riêng về chính sách BHXH tự nguyện sẽ được cải cách theo hướng mở rộng các chế độ (ngoài chế độ hưu trí và tử tuất) đối với người tham gia, tăng mức hỗ trợ đóng BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước. Dự kiến chính sách BHXH mới sẽ được điều chỉnh từ năm 2021.
♦ Câu hỏi số 2: Ai có thể tham gia BHXH tự nguyện?
Đáp:
- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tức là những người làm các công việc tự do, công việc tự làm có thu nhập (không hưởng tiền lương, tiền công, không thuộc đối tượng đang tham gia BHXH bắt buộc).
♦ Câu hỏi số 3: Người lao động trước đây đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, có thể tham gia BHXH tự nguyện được không?
Đáp:
- Người lao động trước đây có khoảng thời gian làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hưởng lương và tham gia BHXH bắt buộc, nếu vì lý do nào đó phải nghỉ việc, không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn có thể chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, tích lũy thêm thời gian đóng BHXH nói chung để đủ điều kiện hưởng các quyền lợi từ chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí.
♦ Câu hỏi số 4: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng những chế độ gì?
Đáp:
- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
♦ Câu hỏi số 5: Điều kiện để người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu như thế nào?
Đáp:
- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Người lao động nam đã đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
♦ Câu hỏi số 6: Mức hương hưu hàng tháng được tính, hưởng như thế nào?
Đáp:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Lao động nữ nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 15 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
♦ Câu hỏi số 7: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ BHXH một lần trong trường hợp nào?
Đáp:
- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.
+ Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
♦ Câu hỏi số 8: Người tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) như thế nào?
Đáp:
- Người tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (không phải mất tiền mua BHYT) và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh theo Luật Bảo hiểm y tế, với mức 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh phát sinh (chỉ phải chi trả 5%).
♦ Câu hỏi số 9: Người tham gia BHXH tự nguyện được trợ cấp mai táng trong những trường hợp nào ?
Đáp:
- Người tham gia BHXH tự nguyện không may bị chết thì được hưởng trợ cấp mai táng trong các trường hợp sau:
+ Có thời gian đóng BHXH tự nguyện 60 tháng trở lên ;
+ Đang hưởng lương hưu.
- Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định tại thời điểm hưởng.
♦ Câu hỏi số 10: Người tham gia BHXH tự nguyện được trợ cấp tuất trong những trường hợp nào ?
Đáp:
- Người lao động đang đóng BHXH tự nguyện, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
♦ Câu hỏi số 11: Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn các phương thức đóng nào ?
Đáp:
- Người lao động có thể lựa chọn các phương thức sau:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
♦ Câu hỏi số 12: Mức đóng BHXH tự nguyện và mức hỗ trợ của Nhà nước được quy định như thế nào?
Đáp:
- Mức đóng hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (giai đoạn 2016-2020 quy định là 700.000 đồng), cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
(*) Lưu ý: Đối với các vấn đề khác (tiền lương; tiền thưởng; bảo hiểm xã hội bắt buộc; tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động), học sinh tự sưu tầm thông tin và xây dựng bộ câu hỏi.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |