Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 9, cho biết:
- Vài nét về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Trần Nhân Tông đối với lịch sử dân tộc.
- Vì sao Trần Nhân Tông được suy tôn là Phật hoàng?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1: Thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Trần Nhân Tông
- Thân thế và sự nghiệp:
+ Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, là hoàng tử trưởng của vua Trần Thánh Tông.
+ Ông trị vì Đại Việt từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái thượng hoàng (1293 - 1298).
+ Năm 1298 cho đến khi qua đời (năm 1300) ông xuất gia và tu tập tại núi Yên Tử (Quảng Ninh)
- Đóng góp:
+ Tham gia chỉ huy, lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285; 1287 - 1288).
+ Trong thời gian trị vì, Trần Nhân Tông đã cho ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển đất nước.
+ Trần Nhân Tông cũng là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo (ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử).
♦ Yêu cầu số 2: Giải thích: Sau một thời gian làm Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông xuất gia tu hành, trở thành vị sư tổ sáng lập Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Do đó, ông được nhân dân suy tôn làm Phật hoàng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |