Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy:
- Cho biết sự khác nhau về số lượng thành viên, chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp.
- Cho biết ông K trong trường hợp 2 có thể cùng là chủ sở hữu chung công ty hợp danh không và giải thích vì sao.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
+ Số lượng thành viên: Từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân
+ Chủ sở hữu: Có thể có nhiều đồng chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Số lượng thành viên: Chỉ có 1 thành viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn)
+ Chủ sở hữu: Duy nhất 1 chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân
- Công ty cổ phần
+ Số lượng thành viên: Tối thiểu là 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa
+ Chủ sở hữu: Cổ đông của công ty (có thể là cá nhân hoặc tổ chức)
- Công ty hợp danh
+ Số lượng thành viên: Tối thiểu là 2 thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn
+ Chủ sở hữu: Ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty
- Doanh nghiệp tư nhân
+ Số lượng thành viên: 1 cá nhân
+ Chủ sở hữu: Duy nhất 1 cá nhân
♦ Yêu cầu số 2: Ông K trong trường hợp 2 không thể cùng là chủ sở hữu chung của công ty hợp danh. Vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Như vậy, ông K chỉ có thể tham gia vào công ty của ông P với tư cách thành viên góp vốn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |