Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Số phận và tính cách của Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

1. Số phận và tính cách của Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
2. Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
376
1
1
Phương Như
19/03/2019 18:58:36
1.Số phận và tính cách của Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Bài làm:
Với quan điểm nghệ thuật tích cực: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật là tiếng kêu thoát ra từ những kiếp lầm than”, nhà văn Nam Cao đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm viết về hiện thực xã hội Việt Nam chân thật và cay đắng nhất. Trong đề tài nhân vật người nông dân, người đọc bị ám ảnh bởi số phận và tính cách của người nông dân Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên.
Lão Hạc có số phận đầy bi kịch. Vợ ông mất sớm, người con trai của ông vì chuyện tình dở dang mà bỏ nhà bỏ cửa đi biệt xứ. Người con ấy như bị mất tích chẳng bao giờ về thăm nhà cũng chẳng bao giờ viết thư về cho ông. Nghe đâu cậu làm trong một đồn điền cao su. Ông lão chỉ có mỗi cậu Vàng là bạn, nó là một con chó khôn. Ông không coi nó là chó mà ông coi nó như một người bạn quý. Ông ăn ốc, ăn nhái để cho nó ăn cơm. Những tâm sự của ông đều được kể với cậu, chỉ có cậu lắng nghe mà thôi. Thỉnh thoảng ông hay đi lại với nhà ông giáo để xin lời khuyên và tâm sự cuộc đời. Đã vậy ông không được sống yên ổn khi bọn chức trách của làng nhòm ngó mảnh đất của ông. Chúng dồn ông đến bước đường cùng khiến cho ông phải bán cậu Vàng và uống thuốc sâu tử tự. Cuộc đời ông lão khổ cực cô đơn kết thúc trong bi kịch.
Dù cuộc đời khổ cực nghèo nàn nhưng ông vẫn có một tính cách chất phác thật thà và lương thiện. Ông không bao giờ làm những điều trái với lương tâm, ông thà ăn ốc,ăn nhái chứ không bao giờ đi vay người khác. Ông quý con chó của mình như người bạn. Ngày ông bán cho mặt ông mếu máo, xệch xoạc như mắt đi một phần xương thịt trên cơ thể mình vậy. Ông biết bán cậu đi là đẩy cậu vào chỗ chết. Bởi ông không coi nó là chó nên ông không thể tha thứ cho tội lỗi của mình. Hơn thế nữa Lão Hạc là một người cha thương con vô bờ. Dù người con trai ấy bỏ ông đi, chẳng biết bao giờ mới trở lại có thể là không nhưng ông vẫn lo cho cậu con trai ấy. Ông vẫn cố giữ miếng đất cho đến cùng để cậu về xây nhà lấy vợ. Ông bán cậu Vàng được bao nhiêu tiền ông lại gửi ông giáo để khi cậu trở về ông sẽ đưa cho cậu để cậu tìm một người vợ như ý.
Như vậy, tính cách và số phận Lão Hạc được nhà văn thể hiện rõ trong truyện ngắn. Nhà văn phơi bày tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy con người vào chỗ chết, đẩy một ông lão đáng thương vào bước đường cùng. Đồng thời nhà văn ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Như
19/03/2019 18:59:59
2. Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go
Ta-Go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ân Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tọa phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn dối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc. Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác; là bài ca về tình nhân ái là ước mơ và hạnh phúc tự do của con người là tình mẫu tử thiêng liêng.
Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cúng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đa nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên di sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy.
Mẹ ơi những người trên mây đang gọi con
Bọn tớ chơi đùa từ khi thức dậy đến chiều tà
Bọn tớ chơi đùa với buổi sớm mai vàng
Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
Những con sóng kia cũng đang rủ rê con
Những người sống trong sóng nước gọi con:
"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,”
"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,”
Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ
"mà không biết mình đã từng qua những nơi nào".
Qua lời miêu tả dễ thương của em bé ta có thể cảm nhận được những lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn đối với cả một người lớn cũng dễ bị thu hút còn đối với một đứa trẻ thì nó lại càng thu hút hơn khi mà các bé đang ở tuổi tò mò luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nào là đến với thế giới ấy sẽ được thỏa sức chơi cả ngày từ khi thức dậy đến lúc chiều tà nào là chơi với «buổi sớm mai vàng» nào là chơi với «vầng trăng bạc» nào là được hát từ sáng sớm đến tối được ngao du khắp thiên hạ thật là thích khi mà được đến với thế giới đó. Những câu thơ nhí nhảnh cho thấy trí tưởng tượng phong phú và thật là dễ thương của em bé. Chắc có lẽ lúc này em đang ngước lên bầu trời trong xanh và nhìn những đám mây trắng đang nhởn nhơ và suy nghĩ một cách hết sức trẻ con. Cuộc sống thật tự do và tự tại khi được chơi đùa với các bạn cả ngày mà không chán. Trên đó chắc hẳn sẽ có tất cả mọi thứ nhưng mà chắc chắn sẽ không có mẹ. Điều đó sẽ thật đáng sợ và chán biết bao nếu cuộc vui chơi lại không có mẹ. Dường như nhớ ra điều đó nên từ những lời mời gọi đầu tiên em bé đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe những thứ xung quanh thật hấp dẫn đang mời gọi con và con cũng muốn đi vói họ. Nhưng là sao mà lên đó được nên cậu bé do dự.
Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được
Họ đáp: Hãy đến nơi tận cùng của trái đất và đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây
Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?"
Thế là họ cười rồi bay đi
Còn với sóng thì em bé cũng trả lời tương tự như thế
Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao gặp được các người?"
Họ bảo con: "Hãy đến chỗ gần sát biển
và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
là em sẽ được đưa lên trên làn sóng
con hỏi "Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được
Thế là họ mỉm cười rồi bay đi
Những lời mời gọi thật là thu hút một cậu bé nhưng mà để đến được với nó kì thực cũng rất gian lao làm sao khi mà phải tìm đến tận cùng của trái đất mà đối với một cậu bé thì biết đâu là tận cùng của trái đất hay biết bờ biển là ở đâu. Suy nghĩ một lúc cậu bé băn khoăn và đưa ra câu trả lời là mẹ em đang đợi ở nhà và mẹ luôn muốn em ở nhà với mẹ. Khi đó họ cũng cười rồi bay đi. Dường như những đám mây trong tưởng tượng của cậu bé cũng biết được câu trả lời của cậu mà cười rồi bay đi luôn chứ không nài nỉ hay níu kéo gì. Dường như những thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.
Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ.
"Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm."
Con đối với lời mời của biển thì em bè cũng có một trò chơi thú vị khác
"Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở"
Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hằng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng – sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.
Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài tơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ
Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×