Sinh ra và lớn lên ở miền đất thủ đô nên khung cảnh chợ Tết mà tôi được đón nhận đó là chợ thủ đô. Chợ ở Hà Nội, phiên chợ Tết trong năm tôi cùng mẹ thường đến là chợ Đồng Xuân.
Theo lời bà kể, thời gian chợ thủ đô cũng giống chợ ở mọi miền quê khác. Bình thường chợ sẽ họp quanh năm và nó đã là chợ đầu mối của toàn đất Hà thành. Họp chợ Tết sẽ sớm hơn ở quê từ Rằm tháng Chạp đến 30 Tết (15 tháng Chạp– 30 Tết). Lúc này, người ta bắt đầu chuẩn bị cho ngày rằm và Tết ông công ông Táo.
Không khí vẫn se lạnh, nhưng không giống các vùng quê, mưa xuân không làm ướt được vào khu chợ, đường phố ướt nhưng các gian hàng đều khô ráo và sạch sẽ. Mẹ thường trêu tôi, chợ thủ đô giống như “Súp – pơ –ma –kít” vậy! Cơn gió xuân xua đi những đám mây âm u, trả lại cho ngày xuân sự trong lành tươi mát. Tiết trời không quá lạnh, mọi người đi ngoài phố thì lạnh, bước vào chợ thì nóng bức hơi người.
Hoạt động của chợ Tết cũng tựa ngày thường chính là buôn bán. Bà nói, không giống chợ quê họ trao đổi hàng hóa còn ở thành phố là các con buôn lớn từ các tỉnh thành đổ về. Những xe hàng lớn, công-ten-nơ chở hàng gia dụng, xe tải lớn chở bánh kẹo, rau củ quả,…Người mua hàng, người buôn hàng họ mua bán rất nhanh: hàng hóa chỉ trong chốc lát sẽ hết ngay và có lô hàng mới về. Người mua lẻ như gia đình tôi thì không có nhiều và chủ yếu là đi đến để đón không khí chợ Tết. Đến hoạt động hai là lễ hội. Người ta có hội múa lân, múa tễu để cùng góp vui chợ Tết, tiền quyên góp để trao cho những người nghèo bất hạnh. Pháo tràng cây nêu nổ vang khắp, hoạt động văn hóa nghệ thuật, ca hát diễn ra vào buổi tối cũng nô nức người xem, người mua kẻ bán…Người đông như mắc cửi, tuyến phố ùn tắc vì họp chợ quá đông! Những chú cảnh sát an ninh trật tự phải dẹp hàng buôn tràn ra ngoài phố lấn chiếm vỉa hè… Đó là hoạt động trái pháp luật, nhưng không đầy ắp hàng hóa thì không phải chợ Tết! Các chú xuất hiện cũng nhằm kiểm tra an ninh đề phòng trộm cắp, cháy nổ,…
Kế đến là những tiệm hàng lớn bày biện đẹp: hàng gốm sứ, hàng may mặc, quần áo, đồ gia dụng. Tất cả đều rất chuyên nghiệp, khi mua được tư vấn một cách tận tình của người bán hàng vui vẻ, hòa đồng. Đến hàng hoa quả, cả một khu chợ lớn đủ các loại hoa quả, những xe tải lớn chở rất nhiều hoa quả. Rồi gian hàng cây cảnh, đào quất cả một khu phố rộng lớn. Người mua có thể đi mỏi châm mới hết cac gian hàng, có thể đi cả ngày mới hết được! Nên người đi xe vào chợ cũng đông, họ chỉ vội vàng mua bán và đi ngay không tắc đường. Tiệm đồ chơi trẻ em ở ngoài chợ rẻ hơn trong siêu thị, nó đủ các loại để cho tôi chọn lựa. Nhiều tiệm đồ trang trí nhà cửa đầy ắp, đa dạng nào là đèn hoa, đèn lồng điện, đèn nháy, duy băng các màu sắc, đèn leb nhiều màu,… Đến chợ thủ đô, chắc phải mệt lắm mới đi hết được.
Sự đầy ắp của chợ thủ đô chẳng khác nào những trung tâm mua sắm lớn. Mặc dù rất nhiều trung tâm thương mại, nhưng buôn bán ở chợ lớn vẫn là nét văn hóa đặc trưng của đất nước ta. Người ở phố đi chợ Tết, không vì mua hàng, vì chủ yếu họ mua hàng trong các siêu thi hay trung tâm mua săm. Mà họ đến đây để lấy không khí chợ Tết của riêng dân tộc – nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Mai này, khi tôi lớn lên chắc sẽ không còn những khu chợ để cho cả gia đình đi chợ Tết nữa. Nhưng tôi tin rằng nét đẹp của văn hóa người Việt “Chợ Tết” sẽ mãi ở trong tiềm thức của mỗi người. Dù là những siêu thi, trung tâm thương mại rộng lớn thì nó vẫn là những khu chợ sầm uất đi lên! Chợ quê – văn hóa của người Việt Nam ta!