Câu 1:
“Tôi định viết một số truyện ngắn những ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Đây là lời tự sự của chính tác giả truyện ngắn Vợ nhặt – nhà văn Kim Lân – người một lòng đi về với vẻ đẹp thuần hậu nguyên thủy làng quê khuất lấp sau dãy tre làng. Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc không chỉ bởi thông điệp giàu ý nghĩa mà còn bởi giá trị trị tinh thần và giá trị giáo dục giàu có của thiên truyện này. Truyện được lấy cảm hứng và viết từ nạn đói năm 1945. Sau đó, bị mất bản thảo nhưng khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí.
Nhân vật nào cũng đều là hiện thân của những người nông dân trong nạn đói năm ấy, khốn khổ, đói rách. Hoàn cảnh nạn đói ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và tính cách của họ. Tuy nhiên, được sống trong tình thương của gia đình, của tình người, những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong họ mới lộ thiên.
Cùng với người vợ nhặt, nhân vật Tràng là một con người với hai phương diện tính cách đối lập như thế khi được sống trong những hoàn cảnh khác nhau “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng”.
“Nông nổi” là bồng bột, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động, “liều lĩnh” là hành động mà không nghĩ đến hậu quả tai hại có thể xảy ra. “Khao khát” là muốn có một cuộc sống hạnh phúc như bao người, “tốt bụng” có lòng tốt, thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Đó là hai mặt tính cách đối lập do hoàn cảnh sống tạo ra. Tuy hai tính cách có đối lập nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện nhân vật Tràng trong tác phẩm .
Tràng là dân ngụ cư, cuộc sống chịu thiệt thòi. Vì mưu sinh, họ phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người.
Ở đây, để tồn tại, họ phải bưng mặt đi làm thuê, làm mướn cho những người có quyền thế, có tiền của. Họ còn phải chịu cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt từ người dân địa phương.
Tràng làm nghề đẩy xe thóc thuê cho Liên đoàn Nhật. Một nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổn định. Tràng sống cùng người mẹ già trong một ngôi nhà “rúm ró” nằm trong một mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, xiêu vẹo, tối tăm, sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già.
Trong cái nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, thiếu ăn đến độ phải ăn rễ cây mà sống, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn. Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”.
Thế nhưng, chỉ với hai lần gặp gỡ người đàn bà xa lạ trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh, Tràng đã sẵn sàng đãi người đàn bà ấy bốn bát bánh đúc, cho không, biếu không Thị mấy cái thúng con,… Thế thì có nông nỗi không?
Không chỉ thế, trong tình cảnh “đến cái thân mình còn lo chưa xong” mà Tràng lại dẫn Thị về nhà, thêm một miệng ăn là thêm một “cơ hội” chết đói.
Tính mạng mình mà cũng không màng, thế có phải là liều lĩnh không? Lý giải cho hành động nông nỗi, liều lĩnh này, phải kể đến tài năng của nhà văn Kim Lân.
Kim Lân đã rất thành công trong việc phác họa được một anh nông dân đúng bản chất khù khờ, hiền lành và chất phác.
Nếu hiểu Tràng là người đầy khát khao và tốt bụng thì chẳng có gì nhân văn cả. Vậy Tràng bao dung, thương người ? Chính cái tính hồn nhiên, vô tư ấy là bước đệm, là nền tảng tạo dựng hạnh phúc cho Tràng sau này. Cái tính tốt bụng bắt đầu từ khi gặp người đàn bà xa lạ, khi chưa có danh phận gì với nhau cả, chỉ là người lạ gặp qua đường. Anh đã cho đi, để rồi anh đã nhận lại thứ quý giá nhiều hơn thế.
Tràng tốt bụng nhưng khao khát có vợ của Tràng rất mãnh liệt, dẫu trong vài chi tiết hé lộ khá kín đáo, nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều đó: Trong lần thứ nhất, Tràng đẩy xe bò lên tỉnh gặp Thị, Tràng hò một câu tưởng tình cờ cho đỡ mệt nhưng thật ra lại đầy tình ý:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì
Khi Thị nhận lời, Tràng thích lắm. “Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế”. Rồi cả trong câu nói vu vơ nhưng đầy tình thương và thành ý: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”.
Nhà văn Kim Lân muốn nhấn mạnh với bạn đọc điều gì qua khát vọng hạnh phúc gia đình của Tràng ? Là dù trong hoàn cảnh nghèo đói cơ cực hay thậm chí là cái chết đang chờ đón trước mắt thì khao khát hạnh phúc của con người vẫn luôn dạt dào, mãnh liệt.
Tình người, hạnh phúc luôn mang đến những điều kỳ diệu, tươi đẹp cho cuộc sống để con người cảm thấy muốn sống, sống đẹp hơn trong những ngày cằn cỗi, khắc nghiệt.
Chính điều đó đã làm cái vẻ xấu xí, thô kệch của Tràng bị lấn át bởi vẻ đẹp tỏa sáng tự bên trong.
Những ấn tượng còn lại về Tràng: Anh là một con người bao dung, ấm áp và đầy tình yêu thương. Ngoài vườn mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất.
Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Và nghĩ về tương lai tươi sáng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
Cuối tác phẩm, Tràng nghĩ về “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” làm người đọc hành dung ra rằng khát khao hạnh phúc mãnh liệt tương lai tươi sáng vẫn đang bùng cháy le lói trong tâm hồn của Tràng.
Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân được chắt lọc kỹ lưỡng giàu sức gợi, xây dựng tình huống chuyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật hấp dẫn sinh động, xây dựng tình huống truyện độc đáo.
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng: “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng vừa lại đầy khát khao và tốt bụng” như ý kiến ở đề bài đã đánh giá.
Cùng viết về đề tài người nông dân nghèo vùng nông thôn, phải chịu nhiều thiệt thòi, sống cơ cực, lầm than dưới chế độ phong kiến, thực dân.
Nam Cao đã gây được tiếng vang lớn với hình tượng điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941, tức trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chí là một người hiền hậu, chất phác được dân làng Vũ Đại cưu mang. Anh cũng ước mơ có một cuộc sống bình dị như bao người “một cuộc sống nho nhỏi, chồng cày thuê, vợ dệt vải”. Chỉ vì cường quyền của chế độ phong kiến khi chưa có Đảng lãnh đạo mà đứa con tinh thần của tác phẩm đã bị chà đạp không thương tiếc. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa – quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước Cách mạng.
Còn Tràng lại tiêu biểu cho người nông dân vùng nông thôn trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Nhìn chung, số phận của Chí Phèo đáng thương, đau khổ hơn Tràng: bị cự tuyệt quyền làm người.
Ngoài những yếu tố chi phối như đề tài, cảm hứng, phong cách, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng, khuynh hướng sáng tác của mỗi nhà văn có khác nhau thì có lẽ bối cảnh ra đời của hai tác phẩm là yếu tố quyết định đến sự khác nhau trong số phận của hai người nông dân này.
Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc, số phận và cuộc đời người nông dân hoàn toàn bế tắc, không lối thoát. Không phải vậy mà Chí Phèo với bản chất vốn lương thiện đã không thể tồn tại trong xã hội ấy đó sao? Anh phải tìm đến cái chết để được làm người… lương thiện.
Còn với Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối cảnh là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm được viết lại vào năm 1955, tức sau Cách mạng tháng Tám. Văn học thời kỳ này phải gắn liền và phục sự cho sự nghiệp cách mạng. Do vậy, số phận của người nông dân, mà chủ yếu qua nhân vật Tràng có nhiều điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu.
Với Tràng, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một người nông dân với những nét phẩm chất, tính cách, trí tuệ, ngôn ngữ tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
Với Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật điển hình cho một tầng lớp của xã hội. Đặc biệt, thông qua hai nhân vật này, người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cũng như sự nhìn nhận đa chiều để trân trọng vẻ đẹp con người của hai nhà văn.