Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).
1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường.
a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị.
b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên.
2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô trống thích hợp.
3. Hãy dựa vào bảng kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường
a)
- Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: s = 800 – 400 = 400 (m)
- Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: d = 800 – 400 = 400 (m)
b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:
- Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m
- Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m
- Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m
Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là:
s = 800 + 800 + 1200 = 2800 m.
- Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường
Độ dịch chuyển của bạn A là: d = 1200 m.
2. Bảng 4.1
Chuyển động | Quãng đường đi được s (m) | Độ dịch chuyển d (m) |
Từ trạm xăng đến siêu thị | sxs = 400 m | dxs = 400 m |
Cả chuyến đi | s = 2800 m | d = 1200 m |
3.
Bảng kết quả trên cho thấy dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng: “Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |