Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R). Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R) tại M. Kẻ tiếp tuyến thứ hai AN của đường tròn (O; R). Gọi S1 là diện tích của hình tạo bởi cung ACB và dây AB của đường tròn (O; 2 R), S2 là diện tích của hình tạo bởi hai tiếp tuyến AM, AN và cung nhỏ MN của đường tròn (O; R) và S3 là diện tích của hình tròn (O; R) (Hình 45). Chứng minh S1 + S2 = S3.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Do AM là tiếp tuyến của đường tròn (O; R) nên AM ⊥ OM tại M.
Xét tam giác OAM vuông tại M, theo định lí Pythagore, ta có:
OA2 = OM2 + AM2
Suy ra AM=OA2−OM2 và cosAOM^=OMOA=R2R=12
Do đó AM=2R2−R2=3R2=R3 và AOM^=60°.
Xét ∆OAM (vuông tại M) và ∆OBM (vuông tại M) có:
OA = OB, cạnh OM chung
Do đó ∆OAM = ∆OBM (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra AM=BM=AB2 và AOM^=BOM^=AOB^2.
Nên AB=2AM=2R3 và AOB^=2AOM^=2⋅60°=120°.
Do AM, AN là hai tiếp tuyến của đường tròn (O; R) nên OA là tia phân giác của góc MON, suy ra MON^=2AOM^=2⋅60°=120°.
Ta có:
⦁ S1 = Diện tích hình quạt tròn AOB ‒ Diện tích tam giác OAB
Suy ra S1=π2R2⋅120360−12⋅R⋅2R3=R24π3−3;
⦁ S2 = 2. Diện tích tam giác OAM ‒ Diện tích hình quạt tròn MON
Suy ra S2=2⋅12⋅R⋅R3−πR⋅120360=R23−π3;
⦁ S3 = Diện tích hình tròn (O; R) = πR2.
Khi đó S1+ S2=R24π3−3+R23−π3
=R24π3−3+3−π3=πR2=S3.
Vậy S1 + S2 = S3.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |