LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
1 trả lời
Hỏi chi tiết
7
0
0
CenaZero♡
11/09 16:27:03

* Hướng dẫn:

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.

Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:

- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại những thông tin cần thiết.

- Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng viwus đề tài bài viết, có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:

- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh…

- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gần các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuấn.

- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn...( truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện, kí, hồi kí, du kí…), mâu thuẫn, xung đột, hành đông, lời thoại…kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.

- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.

Bước 2: Trình bày bài nói

Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm, nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.

- Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).

- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).

- Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt…

* Bài nói mẫu tham khảo:

Trong chiều dài của lịch sử văn học dân tộc, có biết bao tác phẩm văn học đã đến với người đọc như một cơn gió nhẹ thoảng qua, chẳng để lại chút hương nào. Nhưng cũng có những tác phẩm đọc lên câu chữ cứ như in dấu ấn mãi trong lòng độc giả. Tây Tiến cũng là một trong những “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ” như thế. Bài thơ có sức hấp dẫn kì lạ bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung sâu sắc.

Quang Dũng bước vào làng thơ cách mạng với bài thơ Tây Tiến. Như đã có sẵn một môi duyên ràng buộc, bài thơ ấy đã gắn bó với tên tuổi của tác giả suốt bao năm tháng. Tác phẩm là một trong những tiếng thơ tâm huyết nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là một “kiệt tác” của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Nói đến sức hấp dẫn của một tác phẩm là nói đến cái hay, cái đẹp riêng, cái độc đáo của tác phẩm đó. Và chính những giá trị nội dung và nghệ thuật là những thước đo tinh tế, chính xác cho sức hấp dẫn tác phẩm. Xuân Diệu đã từng định nghĩa: “Câu thơ hay là phải hay cả xác lẫn hồn”. Sức hấp dẫn của bài thơ phải được tạo nên từ sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai yếu tố ấy sẽ gắn kết với nhau để tạo nên một chỉnh thể văn học hoàn chỉnh mang giá trị thẩm mĩ cao. Bài thơ Tây Tiến có sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lòng người cũng bởi tác phẩm có sự hài hòa, thống nhất giữa tư tưởng, nội dung và hình thức biểu hiện. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa thơ mộng, thi vị, vừa hùng vĩ, hiểm trở hay tạc nên tượng đài người lính Tây Tiến mà còn thể hiện những tình cảm sâu kín trong lòng thi sĩ. Đó là tiếng thơ được bật lên từ một nỗi nhớ Tây Tiến da diết và xuất phát từ sự gắn bó máu thịt với một miền đất đã từng in dấu ấn những kỉ niệm chiến đấu của nhà thơ. Nội dung tư tưởng sâu sắc ấy đã được truyền tải qua một nghệ thuật đặc sắc với sự hài hòa của chất nhạc, chất thơ, chất họa, sự “tương giao” của bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu tính nhạc. Chính vẻ đẹp riêng, độc đáo trên đã làm nên sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ Tây Tiến trong lòng người đọc.

Tây Tiến được viết khi nhà thơ đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Quang Dũng cũng là một thành viên trong đơn vị ấy. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ dải đất miền Tây. Có lẽ cũng vì đã sống và chiến đấu rất lâu trên mảnh đất ấy nên vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây vẫn in đậm, khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ. Vì thế khi viết bài này, hình ảnh thiên nhiên đã trở về trong hoài niệm của tác giả với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi:

- Tiến hành như đã thực hiện ở các bài trước.

Đánh giá

- Đánh giá theo bảng sau:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư